K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

* Tình hình phát triển:
- Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
_ Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn:
+ 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.
+ Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.
+ Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.
+ Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".

* Nguyên nhân của sự phát triển:
_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...
_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT.

1 tháng 11 2016

say khi giành dc độc lập các nc châu Á đã tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và thu dc nhiều thành tựu đáng kể.

biểu hiện ở các nước như: Nhật Bản với chính sách tiến bộ đúng đắn Nhật tăng trưởng một cách "thần kì" trở thành một trong ba trong tâm kinh tế tài chính của thế giới.

Trung Quốc 1979 thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng TRung Quốc trở thành một nước XHCN hiện đại giàu mạnh-dân chủ-văn minh. Đền năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế các nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước( GDP) đạt 9,6%/năm.

Hàn Quốc là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ của thế giới . Giáo dục dc quan tâm hàng đấu, xuất khẩu đứng thứ 7 thế giới.

Thái LAn 1987-1990 tăng trưởng 11,4% xuất khẩu gạo đứng top đầu thế giới

Sin-ga-po là trung tâm tài chính lớn của thế giới điểm du lịch thu hút khách hàng đầu thế giới. Là quốc gia sáng tạo cạnh tranh nhất. 1965-1973 kinh tế tăng trưởng 12% và trở thành " Con Rồng châu Á"

Ma-lai-xi-a chú trọng đầu tư vào công nghiệp nặng GDP 7 %/năm.

chính sự tăng trưởng thành kì trên mà nhiều nhà chuyên gia dự đoán rằng " thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á"

20 tháng 5 2021

Những tỉnh lị giành được chính quyền đầu tiên trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

A.

Yên Bái, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Bình

B.

Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam

C.

Huế, Cần Thơ, Hải Dương, Bắc Giang

D.

Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

 

20 tháng 5 2021

D

16 tháng 9 2017

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a... Sau đó gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực ta : Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông). Các nước đế quốc cố duy trì ách trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...).

ko biết có đúng ko đóok

17 tháng 9 2017

Thuận lợi:

-giành được độc lập, chấm dứt sự thống trị của nước ngoài. VD: VN, Indonexia.

- đạt đc những thành tựu to lớn trg xd đất nước , hợp tác phát triền KT

-nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thúc đẩy sự phát triền

Thách thức:

-tình hình CT phức tạp, không ổn định ở 1 số quốc gia: xung đột, li khai , khủng bố...

-tranh chấp biên giới, biển đảo :TQ vs VN..

-thiên tai , bão lũ hoành hành

-tệ nạn XH, quan liêu tham nhũng,..

-bệnh dịch, ô nhiễm mt..

Đúng thì tích giùm mk nha

4 tháng 9 2018

1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.

2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

⟹ Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Chính quyền của người da đen được thành lập:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Sai lầm và chú ý:

- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á nổ ra sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu nhất cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batixta.

4 tháng 9 2018

Bn @Thảo Phương ý câu hỏi của mik ko pải z ý là trong 3 cái giai đoạn trên cái nào diễn ra mạnh mẽ chứ câu trả lời của bn mik bk r.

Dù s cx cám ơn bn đã trả lời ^ ^