Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:
- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1 văn bản.
- Chú ý những chi tiết miêu tả về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông.
Lời giải chi tiết:
Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:
- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.
- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.
Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.
Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:
- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.
- Mức độ tham gia vào câu chuyện:
+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.
+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.
=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.
Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.
Trong truyện ngắn, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tình huống truyện, tả người, tả cảnh và đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Người kể chuyện không chỉ giới thiệu, miêu tả về nhân vật, gợi tình huống truyện mà còn đưa ra cách nhìn nhận đánh giá các nhân vật khác từ điểm nhìn của người kể chuyện Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ. Ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về người kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhà văn trong tác phẩm. Lựa chọn hình thức kể chuyện khác nhau, người kể đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn. Các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn còn đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ truyện ngắn trung đại đến truyện ngắn hiện đại, sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của người cầm bút. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
Người kể chuyện là tác giả.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện là tác giả.