K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2017

10 tháng 12 2017

So sánh sự khác nhau giữa ADN và ARN

So sánh sự khác nhau giữa ADN và ARN

23 tháng 3 2018
ARN ADN
ARN là chuỗi xoắn đơn. ADN là chuỗi xoắn kép hai mạch song song.
ARN có 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X. ADN có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.  
Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.
Có liên kết Hiđro giữa hai mạch đơn. Không có liên kết Hiđro.
26 tháng 10 2023

Tham khảo :

26 tháng 10 2023

Tự làm đc k bạn?

 

28 tháng 12 2020

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

28 tháng 12 2020

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 

3 tháng 12 2021

Bản chất của cấu trúc không gian của ADN chính là có cấu tạo từ hai hệ mạch xoắn kép và song song với nhau, cả hai mạch này sẽ được duy trì xoắn đều tại một trục cố định theo chiều ngược kim đồng hồ hay nói cách khác là từ trái qua phải. ... Theo quy ước thì 1 trong phân tử ADN sẽ bằng (A+G/T+X).

3 tháng 12 2021

TK

2, - Mô tả cấu trúc không gian của ADNADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit.

Cấu trúc ADN:ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.

Điểm khác : ADN là cấu trúc trong nhân, các mạch liên kết theo quy tắc bổ sung A với T, G liên kết với X. ARN chỉ gồm một mạch polynucleotit, mạch này thẳng hay xoắn với số lượng ít hơn ADN lên đến hàng nghìn đơn phân. 4 đơn phân chính cấu thành ARN là:A, U, G, X; liên kết với nhau tại các điểm xoắn, A liên kết với U, G với X.

 

ARN đc tổng hợp dựa trên nguyên tắc : - Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim. - Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.

 

 

25 tháng 12 2020

thank

25 tháng 12 2016
Đại phân tửCấu trúcChức năng
ADN (Gen)

- Chuỗi xoắn kép

- Gồm 4 loại Nu: A, G, T, X

- Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng lk hóa trị

- Các nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng lk Hidro theo NTBS

- Lưu giữ thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền

ARN

- Chuỗi xoắn đơn

- Gồm 4 loại nu: A, U, G, X

- Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng lk hóa trị

- Truyền đạt thông tin di truyền

-Vận chuyển aa

- Tham gia cấu trúc Riboxom

Protein

- Một hay nhiều chuỗi xoắn đơn

- Gồm 20 loại axit amin

- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit

- Thành phần cấu trúc tế bào

- Xúc tác và điều hòa quá trình TĐC. Bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể

- Vận chuyển cung cấp năng lượng

 

26 tháng 12 2016

thanks you leuleu

25 tháng 6 2017

b)

* Giống nhau:

a/ Cấu tạo

- Đều là những đại phân tử, cso cấu trúc đa phân

- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P

- Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X

- Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.

b/ Chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

* Khác nhau:

a/ Cấu trúc:

+AND (theo Watson và Crick năm 1953)

- Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau.

- Số lượng đơn phan lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X

- Đường kính: 20A, chiều dài vòng xoắn 34A (gồm 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A)

- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hidro (A với T 2 liên kết, G với X 3 liên kết)

- Phân loại: Dạng B, A, C, T, Z

- AND là cấu trúc trong nhân

+ARN

- Một mạch polynucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn

- Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X.

- Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau.

- Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên kết.

- Phân loại: mARN, tARN, rARN

- ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.

b/ Chức năng:

+ADN:

- Có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật

- Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

- Quy định trình tự các ribonucleotit trên ARN à quy định trình tự axit amin của protein

- Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình

+ARN

- Truyền đạt thông tin di truyền (mARN)

- Vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein (dịch mã)

- Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình.

25 tháng 6 2017

a) Điểm khác nhau giữa cấu trúc của ADN và prôtêin
ADN Prôtêin
- ADN có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch đơn.
- ADN là đại phân tử chiều dài tới hàng trăm micrômet, khối lượng phân tử từ 4 triệu đến 8 triệu, thậm chí có thể tới 16 triệu đ.vC
- ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, thành phần cơ bản của mỗi nuclêôtit kà bazơnitric.
- Liên kết trên mỗi mạch đơn ADN là liên kết phôtphođieste (giữa đường C5 H10 O4 của nuclêôtit này với phân tử H3 PO4 của nuclêôtit bên cạnh). nhiều liên kết photphođieste tạô thành mạch polinuclêôtit.

- Trên mạch kép phân tử ADN các cặp nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên két với X bằng 3 liên kết hiđrô, và ngược lại tạo nên cấu trúc ADN chiều rộng khoảng 20Ǻ, khoảng cách mỗi bậc thang bằng 3,4Ǻ. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Ǻ (xoắn phải)

- Mỗi phân tử ADN gồm nhiều gen
- Cấu trúc hoá học của phân tử ADN quy định cấu trúc hoá học của các prôtêin tương ừng. - Prôtêin có cấu tạo xoắn, mức độ xoắn tuỳ thuộc vào các bậc cấu trúc
- Prôtêin cũng là đại phân tử có kích thước bé hơn ADN, phân tử prôtêin lớn nhất cũng chỉ tới 0,1 micrômét, khối lượng phân tử 1,5 triệu đvC
- Prôtêin được cấu tạo từ 20 loại axitamin, thành phần cơ bản của mỗi axitamin là gốc cacbon (R)
- Trong phân tử prôtêin các axitamin liên kết với nhau bằng liên kết peptit (giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm cácbôxin của axit amin bên cạnh cùng nhau giải phóng 1 phân tử nước). Nhiều kiên kết peptit tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin có thể gồm 1 hoặc 1 số chiuỗi pôlipeptit.
- Trên phân tử prôtêin tạô nên 4 bậc cấu trúc không gian: bậc 1 các axit amin kiên kết với nhau bằng liên kết pepit; bậc 2 xoắn theo hình lò xo (xoắn anơpha) ( xoắn trái), chiều cao mỗi vòng xoắn 5,4Ǻ, với 3,7aa/vòng. Trong chuỗi xoắn bêta mỗi vòng xoắn có 5,1aa; cấu trúc bậc 3 là hình dạng phan tử prôtêin trong không gian 3 chiều tạo thành những khối hình cầu’ cấu trúc bậc 4 là những prôtêin gồm 2 hay nhiều pôlipeptit liên kết với nhau. Ví dụ phân tử hêmôglôbin có 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi bêta, mỗi chuỗi chứa một nhân kèm với một nguyên tử Fe
- Mỗi phân tử prôtêin gồm nhiều chuỗi pôlipeptit
- cấu trúc hoá học của prôtêin phụ thuộc vào cấu trúc hoá học của các gen trên phân tử ADN

15 tháng 6 2016

* Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở các đặc điểm sau: 

- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtít. Vì vậy từ 4 loại nuclêôtít đã tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng ADN.

- Đặc trưng bởi tỉ lệ A+T / G+X cho mỗi loài.

- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các gen trên mỗi phân tử ADN.

* Những yếu tố cấu trúc:

- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các Nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.

- Trên mạch kép các Nu liên kết với nhau bằng liên kết H không bền vững nhưng do số liên kết H trên phân tử ADN rất lớn đã đảm bảo cấu trúc không gian ADN bền vững.

- ADN liên kết với phân tử prôtêin tạo cấu trúc ADN ổn định.

*Cơ chế sinh học: Quá trình tự nhân đôi của ADN vào kì trung gian theo nguyên tắc bổ sung.

 

15 tháng 6 2016

Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở các đặc điểm sau: .....................................

- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtít. Vì vậy từ 4 loại nuclêôtít đã tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng ADN.

- Đặc trưng bởi tỉ lệ A+T / G+X cho mỗi loài.

- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các gen trên mỗi phân tử ADN.

 Những yếu tố cấu trúc:

- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các Nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.

- Trên mạch kép các Nu liên kết với nhau bằng liên kết H không bền vững nhưng do số liên kết H trên phân tử ADN rất lớn đã đảm bảo cấu trúc không gian ADN bền vững.

- ADN liên kết với phân tử prôtêin tạo cấu trúc ADN ổn định.

Cơ chế sinh học: Quá trình tự nhân đôi của ADN vào kì trung gian theo nguyên tắc bổ sung.