Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau:
Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.Nội dung:
+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp
+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.
Nhận xét
- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp
- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp
- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội lại một phần lợi ích dân tộc
- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi
- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta
Ý 1:
Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:
- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)
- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp
Nội dung của Hiệp ước
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...
- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp
Ý 2:
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 1 : Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 vào năm 1873. Pháp đánh chiếm lần 2 vào năm 1882.
Câu 2:Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Gíap Tuất vào năm 1874 .
Hiệp ước Pa tơ nốt vào năm 1884 .
Câu 1 :
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 vào năm 1873 , đánh chiếm Bắc Kì lần 2 vào năm 1882
Câu 2 :
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Giáp Tuất vào năm 1874
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Hác Măng vào năm 1883
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Pa-tơ-nốt vào năm 1884
Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến.
Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ Nguyễn.
- Giống nhau:
+ Hai hiệp ước Hacmang (1883), Patonot (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.
- Khác nhau:
+ Hiệp ước Hacmang: là tiền thân của Hiệp ước Patonot, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patonot: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patonot. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.
- Năm 1870 chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ,Pháp thất bại
- 4/9/1870 nhân dân Pa ri đứng lên khởi nghĩa
- Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập
- Chính phủ vệ quốc đầu hàng quân Phổ ,nhân dân đứng lên bảo vệ tổ quốc
-> Công xã Pa-ri ra đời.
1.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
-Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đec-lan.
-Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại.
- 8/1566 cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc thành lập nước Công hòa, các tỉnh liên hiệp (về sau gọi là Hà Lan), 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận.
- Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII : tiến trình :
a) Giai đọan 1 (1642-1648)
- Năm 1642 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và quân đội nhà vua, thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.
- Ổ-li-vơ Crom- oen lên làm chỉ huy. Quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân nhà vua.
b) Giai đọan 2 (1649-1688)
- Ngày 30-1-1649 Vua Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước công hòa. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.
- 1653 nền độc tài được thiết lập.
- Quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ, 12/1688 Quốc hội tiến hành đảo chính lập ra chế độ quân chủ lập hiến.
cách mạng tư sản pháp : tiến trình :
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
- Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
- Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
- Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.
- Ngày 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:
- Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
- Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.
+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
- Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).
Phái Gia-co-banh cử ra ủy ban cứu nước do Rô-pe-xpi-e đứng đầu
- Ban hành biện pháp cách mạng -> Đáp ứng xã hội
- 27/7/1794 , tư sản phản cách mạng đảo chính . cách mạng kết thúc .
3. Vì
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
2.
-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế đối với nước ta là:
- Về nông nghiệp: + Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Ở Bắc Kì chi tính năm 1902 đã có 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tich cày cấy ở Nam Bộ.
+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo phát canh thu tộ theo kiểu địa chủ Việt Nam.
- Trong công nghiệp: + Chúng tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng kinh tế thanh đá tăng gấp 2 lần so với năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp dã khai thác hàn vạn tấn quặng kẽm, hằng trăm tấn thiếp, đồng, hằng trăm kilogam vàng bạc.
+ Chúng còn phát triển một só ngành công nghiệp nhẹ như xi măng, điện nước, ... đã đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
- Về giao thông vận tải: Chúng xây dựng hệ thống GTVT đường bộ, Đường sắt đén nơi hẻo lánh nhằm tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh.
- Về thị trường: Pháp tìm cách độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Pháp.
- Trong tài chính: Đề ra các thuế mới, bên cạnh thuế cũ nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, ...
Nhận xét về kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Nhận xét: Làm mất đi quyền độc lập của nhân dân ta. Đẩy nhân dân ta vào thời Pháp thuộc, đưa đất nước vào thời kì lệ thuộc và biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Tinh thần chống Pháp của nhân dân (Tham khảo)
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
c1:vì ở gia định: triều đình thừa nhận cho thực dân pháp còn ở Hà Nội thì có thực dân pháp bảo hộ, ở miền trung thì cho triều đình quản lí nhưng mọi chuyện phải hỏi qua khâm sứ pháp ở miền trung
c2: lát trả lời