K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2016

huyền làm vậy là hoàn toàn sai 

nếu em là thương thì em sẽ nói nếu bạn vứt rác ra môi trường thì bạn cũng không khác gì những người khác nhưng loại người như vậy cần phải bị người đời chê bai nếu bạn giống học thì bạn cũng đã tự tay mình đã và đang phá hoại môi trường sống của chính mình và đang phá hủy nó. Hành động đó được gọi là gây ô nhiễm môi trường vì vậy bạn cần nhặt nó nên và bỏ nó vào thùng rác để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta 

11 tháng 10 2017

đấm chết nó nếu ko nghe lời

Tìm câu đặc biệt trong đoạn van sau:Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v......
Đọc tiếp

Tìm câu đặc biệt trong đoạn van sau:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

2
27 tháng 4 2019

Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực

#Hk_tốt

#kEn'Z

27 tháng 4 2019

Chỉ có câu rút gọn thôi nhé

Nhưng đó là ở thời chiến tranh

Câu này chỉ còn trạng ngữ

Hok tốt

12 tháng 1

Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Làng nghề truyền thống mang ý nghĩa văn hóa, kinh tế và xã hội to lớn: phát huy làng nghề góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đời này sang đời khác. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, có tính thẩm mỹ cao.

Việc bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn làng nghề cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới.

Bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề cũng gắn liền với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các vùng miền trên khắp đất nước. Du lịch làng nghề được khai thác một cách hợp lý là phương tiện hữu hiệu trong quá trình giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam một cách sâu rộng tới bạn bè quốc tế.

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".a.Mở bài:-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"b.Thân bài:-Luận điểm giải thích:Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền...
Đọc tiếp

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".

a.Mở bài:

-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp

-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

b.Thân bài:

-Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lý đó như thế nào?

-Luận điểm chứng minh:

+Luận cứ 1; Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lý đó:

Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ,  thờ cúng tổ tiên, lễ Tết, lễ hội văn hóa, ......

+Luận cứ 2:Một số ngày lễ tiêu biểu:Ngày 20/11 lòng biết của học trò với thầy cô giáo.Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ,...

+Luận cứ 3: sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi,...

c.kết bài:

+khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc 

+bài học:cần học tập, rèn luyện, ...

0
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
6 tháng 11 2017

Câu1: 

- Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

- Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ chuồng gà bé nhỏ.

- Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.

- Tiền bán trứng tiết kiệm mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo thiếu niên tiền phong

- Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo

Câu 2:

Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó được thể hiện như:

- Hai bàn tay của cha và anh dày lên, chai sạn vì phát cày, cuốc đất.

- Bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu, cha và anh cũng không bao giờ rời “trận địa”.

- Lòng kiên trì, bền bỉ của cha, sự lao động không mệt mỏi của cha anh, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo bằng chính sức lao động của mình.

Câu 3: ns ngắn gọn là ns về phẩm chất đọa đức con người qua hình ảnh tờ giấy dù cho giấy có rách hay bẩn thì cũng pk giữ đc cái lề vở tử tế cũng như con ng dù cho có nghèo đói túng thiếu hay bất lực thế nào thì cũng pk giữ đc phẩm chất nhân cách tốt ( theo mk là mk ko trg đổi tuyển toán ko pk văn nên viết ko hay thông cảm)

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.



 

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

15 tháng 3 2022

là câu rút gọn vì nó lược bỏ bớt thành phần chủ ngữ nhưng ng đọc ng nghe vẫn hiểu đc