Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đó là một lần em đã hiểu lầm bạn. Sự việc lần đó em chưa tìm hiểu kĩ đã vội vàng đổ lỗi cho bạn làm cho bạn rất buồn. Sau đó, cô giáo đã tìm ra sự thật và minh oan cho bạn. Em đã rất ân hận với hành động của mình và tự hứa với long sẽ luôn tìm hiểu kĩ mọi việc trước khi đưa ra kết luận.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
Quê hương là cái nôi của mỗi con người, là hình ảnh thân thương và gắn bó trong kí ức tuổi thơ, là nỗi khát khao được trở về khi trưởng thành và hồi ức của tổi già. và là nơi hướng tới khi lúc rũ bụi trần.
Những dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng óng ánh mỗi đêm cùng tiếng nước vỗ bì bạch bên mạn thuyền thật thi vị biết bao nhiêu. Trên triền đê, những lũy tre xanh mướt, uốn lượn quanh co men theo con sông trà lý làm dịu mát trái tim tôi giữa những trưa hè oi ả.
Tôi nhớ những buổi được nghỉ học hồi bé, tôi lon ton chạy theo mẹ ôm những bó lúa mới gặt lên bờ cho cha tôi bó lại thành bó to để chở về. Mùi hương lúa mới cứ thoang thoảng theo gió đọng lại tâm hồn một dư vị nồng nàn khó phai. Gặt xong cánh đồng chỉ còn lại những gốc rạ nỏ giòn. Lúc này lũ trẻ con chúng tôi tung tăng chạy trên đó thả diều mà chả lo gì bị mắng vì giẵm lúa làm lúa nát cả. Vừa chạy vừa cười một cách khoái chí, như thể thế giới này là của riêng chúng tôi vậy.
Nghịch chán chúng tôi lại gim dây diều vào một chiếc cọc tre trên bờ ruộng cho diều khỏi bay để đi lấy cỏ để gà chơi chọi cỏ gà. Chân tay đứa nào cũng dính đất cát và quần áo thì toàn là những vạt cỏ may găm đầy. Những thứ rất đỗi dung dị ấy lại là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương trong trái tim tôi là động lực để tôi phấn đấu và vượt qua nhiều lo toan và cám dỗ đời thường!
Một số miền quê của Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật đó là đảo Cô Tô. Đó là một vùng đất yên bình, đẹp, con người cũng hết sức gần gũi.
- Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc bồi hồi, xúc động về sự việc:
+ Đó là một cảm xúc vô cùng xúc động, bồi hồi và xao xuyến.
+ Cảm xúc yên bình, nhẹ nhõm và tận hưởng mùa xuân đến
- Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố: tự sự kết hợp miêu tả để lý giải cho cảm xúc, làm cho bài viết trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc và có sức hấp dẫn hơn.
Gợi ý:
1. Trước khi tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt
+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản
+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn
+ Tìm các từ ngữ quan trọng
+ Xác định ý chính của văn bản
+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi
+ Xác định các phần trong văn bản
- Tìm ý chính của từng phần
- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc
+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
3. Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em
Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.
Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Ngày hôm đó, một buổi chiều mùa hè, ánh nắng vàng rực rỡ xuyên qua những tán lá cây, tôi đã chứng kiến một sự việc khiến tôi mãi không thể quên. Đó là lần đầu tiên tôi được đi thăm một trại trẻ mồ côi.
Khi bước vào cánh cổng lớn, tôi bị cuốn hút ngay bởi những tiếng cười đùa trong trẻo của các em nhỏ. Dù hoàn cảnh không may mắn, các em vẫn giữ cho mình nụ cười tươi tắn và đôi mắt sáng ngời. Tôi cảm thấy trái tim mình chùng xuống, hòa lẫn giữa sự xót xa và niềm vui khi thấy các em mạnh mẽ như vậy.
Tôi đã dành cả buổi chiều để chơi đùa và trò chuyện với các em. Một em nhỏ tên Lan Anh, khoảng bảy tuổi, đã thu hút sự chú ý của tôi ngay từ đầu. Em có đôi mắt to tròn và nụ cười rạng rỡ như ánh nắng. Khi tôi hỏi về ước mơ của em, em không ngần ngại mà trả lời rằng: "Em muốn trở thành cô giáo để có thể dạy học cho các bạn nhỏ khác như em."
Lời nói ấy khiến tôi thực sự xúc động. Trong một khoảnh khắc, tôi nhận ra rằng dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, niềm tin và hy vọng vẫn luôn tồn tại. Lan Anh đã dạy cho tôi một bài học quý giá về tình yêu thương và sự kiên cường.
Rời khỏi trại trẻ mồ côi, tôi mang theo những cảm xúc lẫn lộn. Tôi thấy mình may mắn hơn bao giờ hết khi có gia đình và bạn bè yêu thương. Tôi cũng quyết tâm sẽ cố gắng hơn để giúp đỡ những người kém may mắn, như một cách để trả ơn cuộc đời.
Sự việc đó đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Nó không chỉ thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống mà còn dạy tôi biết trân trọng những điều giản dị và quý giá xung quanh mình. Những cảm xúc ấy vẫn luôn hiện hữu và nhắc nhở tôi mỗi ngày về giá trị của tình yêu thương và lòng nhân ái.