K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2020

Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường "Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vậy quan điểm ấy đúng hay không đúng và trong hoàn cảnh ngày nay, có cần bổ sung thêm điều gì chăng?

Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao. Tuy vậy, hình thức cũng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nội dung.

Thực tế cho thấy các đồ vật làm bằng gỗ tốt, gỗ quý (giường, tủ, bàn, ghế...) có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn, đánh bóng chúng bằng một lớp vec-ni là đủ. Trong khi đó những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp lại hay được sơn phết hào nhoáng bên ngoài. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là vậy.

Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.

Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Người lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khiếm khuyết bên trong... là lại "Tốt mã rẻ cùi", nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.

Ngày nay, chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta cần biết, giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị của nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.

Đồng quan điểm với người xưa ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng...) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm, trách nhiệm với bản thân, với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học... thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc là tôn trọng mình, tôn trọng người khác và điều đó lại trở nên rất thanh cao, cao quý. Trái lại, những kẻ thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng.

Đương nhiên, cùng với việc chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ánh nội dung.

Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàng cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Để phấn đấu vươn lên, ta cần phải học tập và rèn luyện, tu dưỡng để "tốt gỗ" đồng thời có được tư cách, lối sống đẹp như "nước sơn".

9 tháng 8 2020

1. Mở bài

- Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

- Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

3. Kết thúc vấn đề:

- Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.

- Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc...
Đọc tiếp

Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.

Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.

Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.

Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.

Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.

(Phong cách sống của người đời, Nhà báo Trường Giang, https://www.chungta.com)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, Vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?

Câu 3. Theo anh/chị việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen thể hiện trong văn bản có tác dụng gì?

Câu 4. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy nghĩ gì?

Giúp em với ạ :3

1
15 tháng 9 2021

Câu 1: PTBĐ: Nghị luận.

Câu 2: Vấn đề ta thường thấy ở đây là: "có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu"

Câu 3: Tác dụng: giúp ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình, trở thành một phiên bản tốt hơn và mới hơn và đem lại cho ta 1 cuộc sống hạnh phúc, vui tươi, mới mẻ, ...

Tham khảo:

Câu 4: Lời khuyên của tác giả giúp em ý thức được rằng đời người là một quá trình hoàn thiện bản thân liên tục, phát huy những điểm tốt và đẩy lùi những điểm xấu bên trong mình. Từ đó, ta sẽ ngày một sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn nữa, trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân và sống một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui.

15 tháng 9 2021

tks ạ 

 

1 tháng 9 2016

1. Giải thích: 

–  “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.

–  “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.

–  “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…

–  “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.

–  “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực

-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.

2. Phân tích, chứng minh:

 

– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.

– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.

– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:

+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…

+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.

+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.

– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.

3.  Bài học về nhận thức và hành động: 

– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.

– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

6 tháng 10 2021

dài lắm đx vt văn lại còn dàn ý xong lại bàn luận

 

22 tháng 9 2019

Giúp mk với ạ

8 tháng 3 2018

Đáp án A

nhân ngày mùng 8/3 em xin dc chúc các chị học giỏi như thần đồng , xinh gái như cô tiên và nghe lời bố mẹ nhiều hơn chơi luôn nghĩ rằng ' đi học là vui nhất , chơi với các bạn là vui nhất , cô giáo là người dạy chúng ta học giỏi , mặc dù cô hay mắng nhưng chỉ là cô muốn tốt cho chúng ta .Đã nghe câu : ' Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ' nghĩa là :'Đây là một câu tục ngữ nói về...
Đọc tiếp

nhân ngày mùng 8/3 em xin dc chúc các chị học giỏi như thần đồng , xinh gái như cô tiên và nghe lời bố mẹ nhiều hơn chơi 

luôn nghĩ rằng ' đi học là vui nhất , chơi với các bạn là vui nhất , cô giáo là người dạy chúng ta học giỏi , mặc dù cô hay mắng nhưng chỉ là cô muốn tốt cho chúng ta .Đã nghe câu : ' Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ' nghĩa là :'Đây là một câu tục ngữ nói về cách mà con người ta đối xử với nhau khi giáo dục, chỉ bảo người khác. Nếu thực lòng muốn cho người khác tốt lên, thì người dạy sẽ nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình cái chưa tốt, để người kia nhận ra cái chưa được mà học hỏi, tiếp thu và tiến bộ. Còn khi người ta ghét, hoặc hời hợt, không quan tâm, không thực lòng chỉ bảo, thì họ bày tỏ thái độ với người kia lúc nào cũng ngọt nhẹ, nói lời tốt đẹp cho qua truyện, thực chất chẳng đóng góp được gì tốt cho người khác.

Ví dụ như trong việc giáo dục con cái, phải nghiêm khắc với con khi con làm sai, chứ đừng lúc nào cũng cưng chiều, rồi đứa con sẽ tưởng thế là lúc nào nó cũng tốt đẹp, không bao giờ biết cái lỗi, cái sai của bản thân. ' 

chúc các chị ngày lễ women day tuyệt vời nhất 

xin mọi ngườ đừng ghi quy tắc đừng đăng câu hỏi lên diễn đàn j đó ................ nhé.

2
9 tháng 3 2019

Trả lời :

Cảm ơn e nha . Chúc e cx hok giỏi , xinh gái và nghe lời bmẹ nha !!! iu e nhìu ^_^

9 tháng 3 2019

biết là thế nhưng mà 

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 12 2021

Uầy what? Bố mẹ sinh ra mình sao lại chửi là xấu số.Nếu bạn ghét mẹ cũng phải nói tránh chứ,sao lại chửi thế?