K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

Hình ảnh con cò: đó là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, tần tảo, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.

- Hình ảnh con cò là biểu tượng cho tấm lòng yêu con của người mẹ, theo con suốt cuộc đời

     + Quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc, bền vững: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” – khẳng định sự bao la, rộng lớn của lòng mẹ khi yêu thương con

     + Hình ảnh con cò chính là lòng mẹ, luôn yêu thương, dịu dàng, bền bỉ dành cho con

8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

16 tháng 4 2018

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.


 

21 tháng 6 2019

Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ- một tình cảm hết sức thiêng liêng đối với mỗi con người. Từ bao đời nay, tình mẹ vẫn luôn được nhắc đến và ngợi ca “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả đúng là như vậy, mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng, nuôi dạy để ta thành người, làm sao có thể nói hết được công lao to lớn của mẹ, làm sao có thể gánh được hết những vất vả nhọc nhằn mà mẹ phải chịu vì con. Mẹ còn như một người thầy, người chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc buồn tủi hay thất bại. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, là người luôn dang tay đỡ lấy ta mỗi lần vấp ngã. Mẹ vất vả hi sinh cả cuộc đời mình vì con vì cái mà chưa một lần than thở rằng cuộc sống này quá đỗi nhọc nhằn. Có những khi ta cáu giận vô cớ, gắt gỏng với mẹ nhưng mẹ vẫn luôn vị tha và bao dung, bỏ qua những lỗi lầm mà ta vấp phải. Có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, hay đã có những nếp nhăn hằn trên khóe mắt mẹ hay chưa?  Mẹ kiên nhẫn chờ ta gọi một tiếng bi bô, mẹ kiên nhẫn chờ đợi ta lớn khôn và trưởng thành nên người. Mẹ luôn yêu thương và cũng là người kiên nhẫn với ta nhất, vì thế cho nên đừng vì quá bận rộn mà quên gọi điện về cho mẹ, đừng vì mẹ hơi chậm khi dùng công nghệ thông tin mà gắt gỏng vô cớ với mẹ. Mẹ đã kiên nhẫn chờ ta mấy chục năm cuộc đời, vậy thì ta cũng hãy kiên nhẫn với mẹ nhé. Tình mẫu tử là thiêng liêng, là cao cả đến như vậy, cho nên “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu

tham khảo phải in đậm nhé

20 tháng 9 2021

:)