K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Vì sao bạn vào Đoàn”?: Đây quả thật là câu hỏi mang đầy ý nghĩa đối với những người đã và đang vào Đoàn. Chắc có lẽ sẽ có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng vào Đoàn vì mình chưa được kết nạp nên vào vậy thôi hoặc theo suy nghĩ của một số người thì vào Đoàn là có thể được học bài lý luận chính trị của Hồ chí Minh và những tư tưởng nhảm nhí gì đó của ông mang tên Mác-Lênin, học để mình có thể tốt nghiệp, thuận tiện hơn trong quá trình làm việc sau này…

Theo cá nhân của riêng tôi thì việc vào Đoàn đối với tôi, tôi cảm thấy rất thiết thực. Nhưng lúc đầu thì tôi nghĩ rằng vào hay không vào Đoàn thì chẳng có gì là quan trọng rối đến khi bí thư của lớp tôi gọi tôi đi học, tôi cũng đăng ký đi nhưng trong lòng lại cảm thấy mệt mỏi. Theo lời những đứa bạn trên lớp tôi, chúng nó bảo nhau rằng: “Những người vào Đoàn thì mới tiếp tục học 6 bài lý luận chính trị và 4 chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, học mới mong được tốt nghiệp”. Tôi sợ mình không được tốt nghiệp nên đã đăng ký đi học. Vì con người mà ai làm gì mà không có mục đích riêng của mình, không nghĩ đến lợi ích của bản thân.

Thế rồi ngày đi học lớp cảm tình Đoàn cũng đến, tôi lên học với một tâm trạng nặng nề không hứng thú chỉ mong muốn về cho thật sớm. Nhưng rồi khi gặp thầy dạy cảm tính Đoàn thì tâm trạng cũng khá hơn một chút. Chính những lời của thầy nói đã đánh thức được ý thức của tôi, tôi như vừa trải qua một giấc mộng dài chợt bừng tỉnh giấc khi giọng nói đầy thánh thót và có nhiều uy lực vang lên xua tan đi sự mệt mỏi của tôi. Lời của thầy nói như đi sâu vào tận tâm can của tôi.

Thầy nói làm tôi nhận thức ra được giá trị của cuộc sống. Tôi hiểu vì sao mình sinh ra, sinh ra để làm gì. Tôi sinh ra thì chắc có lẽ là để chứng kiến được những lời thầy nói hôm nay vì hồi giờ tôi chưa từng nghe ai nói chuyện một cách thẳng thắng đi sâu vào tận tâm can của mỗi con người nhưng cũng chứa đầy sự dạy dỗ, yêu thương của một người cha đối với những đứa con của mình khi chúng bị mắc lỗi. Không biết là do lời thầy nói hay do ý thức tôi nhận thức ra được. Tôi cảm thấy rất xúc động, trong lòng có một cảm giác ăn năm khi lúc đầu nghĩ vào Đoàn chỉ là chuyện vớ vẩn nhưng giờ tôi cảm thấy việc vào Đoàn là rất nên.

Thầy dạy cho tôi những lời hay, lẽ phải, dạy tôi biết thế nào là tình yêu thương con người, yêu thương dân tộc, yêu thương nhân loại, Thầy biết và hiểu rõ suy nghĩ của từng người. Thầy phê phán những lối sống thiếu hiểu biết, không lành mạnh của những thanh thiếu niên lúc này. Nhưng ngoài những lời phê phán, dạy dỗ đầy sự nghiêm khắc của thầy thì bên cạnh đó có những lời nói đùa cho chúng tôi vui quên đi mệt mỏi lúc ban đầu. nhưng cũng trong lời nói đùa đó chứa đựng sự châm biếm giúp tôi nhận thức ra cái sai, cái xấu không nên làm. Thầy nói tôi biết thế nào là mục đích là lý tưởng của Đoàn. Nó mang đầy ý nghĩa cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp đối với tôi.

Như những lời thầy nói nếu con người mà không có lý tưởng thì chẳng khác nào người mù ra đường không mang theo gậy, chiếc thuyền trôi bình bình giữa biển không có người lái và tôi cũng vậy, tôi cảm thấy những lời đó rất đúng. Tôi nhận thức ra được rằng đối với mỗi người sinh ra thì họ đã mang trong người những sứ mệnh và mục đích chung đó là phải biết cách giữ nước chống giặc ngoại xâm và làm cho người dân có cuộc sống ấm no, gầy dựng cho đất nước mình ngày càng giàu mạnh, phát triển xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Tôi không biết suy nghĩ của mỗi người như thế nào nhưng theo tôi thì muốn vào Đoàn trước hết mình phải thật sự là một con người tốt. cái tốt ở đây tôi không nói là tốt về mọi mặt vì con người ai cũng có ưu khuyết điểm của mình và tôi củng vậy. Cái tốt mà tôi muốn nói đến đó là cách nhận thức của mọi người về sự đúng, sai cái gì nên và không nên làm. Tôi biết rằng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam yêu nước đại diện cho sức trẻ Việt Nam chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Tôi nhận thức ra được Đoàn thật sự đóng vai trò là đội xung kích của Cách mạng Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn chính là môi trường thuận lợi để tôi và thanh niên chúng ta nói chung có điều kiện rèn luyện về đạo đức, chịu rèn ý chí và quyết tâm trong học tập. Căn cứ vào những điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi thật sự muốn trở thành một Đoàn viên tốt thì không chỉ riêng tôi mà mọi người phải biết phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại. Tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ Đoàn luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Giúp đỡ mọi người luôn xứng đàng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam.

Tham khảo nha!

Nguồn: https://vndoc.com/cam-nhan-cua-em-khi-gia-nhap-doan-155846

18 tháng 4 2018

Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm '' Vợ Nhặt '' của Kim Lân từ đó liên hệ nhân vật Thị Nở trong '' Chí Phèo '' của Nam Cao và nhận xét về cảm hứng nhân đạo của hai nhà văn.

1. Mở bài

- Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong văn học

- Dẫn dắt phạm vi vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

- Sự gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn

2. Thân bài

Bước 1: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và đối tượng nghị luận. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật

+ Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật thị

+ Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật: Thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở

Bước 2: Nghị luận tổng hợp

* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:

- Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích - chứng minh)

- Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích - chứng minh)

- Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích - chứng minh ở đoạn cuối truyện)

- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn.

* Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

- Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng:chân thật, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Nhờ những phẩm chất ấy, Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo trở về với con đường lương thiện (phân tích - chứng minh)

- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.

- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất, tính cách điển hình, cách miêu tả nhân vật tinh tế

Bước 3: Đánh giá

* Điểm chung trong khám phá vẻ đẹp

- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.

- Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng.

- Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương

* Điểm riêng trong khám phá vẻ đẹp

- Kiểu nhân vật của Kim Lân: đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt

- Kiểu nhân vật của Nam Cao: kiểu nhân vật tương phản giữa ngoại hình và tính cách

* Lý giải nguyên nhân

- Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Chí Phèo viết trước cách mạng trong hoàn cảnh đêm tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng.

- Phong cách nghệ thuật của hai nhà văn

* Đánh giá khái quát:

- Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người

– đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao.

- Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tam. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam.

3.Kết bài

- Vẻ đẹp tâm hồn của con người là đích đến của người sáng tác và văn chương nghệ thuật muôn đời

- Khẳng định vị trí của hai nhà văn trong nền văn học Việt Nam

16 tháng 9 2021

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề: Hư danh của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

B. Thân bài

1. Giải thích

- Thế nào là "hư danh"?

+ Đó là những ham muốn, khát khao cá nhân nổi bật trong cộng đồng, xã hội bằng những việc làm vô nghĩa, không có giá trị. Người như vậy luôn bị mọi người ghét bỏ, xa lánh.

2. Chứng minh

- Thực tế cuộc sống cho thấy có rất nhiều bạn trẻ như vậy. Tiêu biểu như em Nguyễn Văn Đức, em sẵn sàng đánh đập bạn bè để "nổi tiếng" trong trường.

3. Bình luận

- Thật vậy, hư danh không chỉ khiến bản thân ta bị hủy hoại mà còn khiến ta bị lạc lõng với xã hội. Sẽ chẳng ai muốn kết bạn với kẻ hư danh, bởi lẽ họ nhận thức được rằng trong những kẻ hư danh ấy luôn chứa đựng nhiều phẩm chất xấu xa.

- Chưa dừng lại ở đó, hư danh còn hủy hoại đạo đức của bạn. Trong người bạn sẽ chỉ tồn tại những con "ác quỷ", không có chỗ cho những "thiên thần tốt đẹp".

- Bên cạnh đó, hư danh còn tàn phá lý tưởng sống của giới trẻ, dẫn đến xã hội chỉ toàn chứa chấp những người thanh niên sống vô đạo đức. Vị thế của đất nước do đó mà cũng giảm sút trầm trọng, khó có thể phát triển dài lâu.

4. Liên hệ bản thân

- Là thanh niên, em luôn nhận thức được những tác hại to lớn của hư danh đối với mỗi con người. Do đó em đã cùng với bạn bè ngăn chặn và phá hủy nó. Hơn hết, em còn ra sức tuyên truyền những việc làm tốt đẹp, mang lại nhiều giá trị, những cách nổi tiếng đúng đắn đến các bạn cùng trang lứa.

C. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

8 tháng 1 2017

tả ny á

9 tháng 1 2017

uk , tả đêhehe

16 tháng 6 2019

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩarộng và một nghĩa hẹp. * Xin cho biết, văn hóa đọc được hiểu là gì? ... Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người.

3 tháng 7 2019

là môn thực tiễn cao, hiện diện ở mọi ngóc ngách của cuộc sống. Mọi đò dùng đến thức ăn của chùng ta đều là hóa học