K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2018

xin hỏi đã là cô nàng thì sao mà đẹo trai đc dzậy

22 tháng 2 2019

Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bứong kiêu kì
Nếu có vị chúa nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cuối mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thứ thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình nhỏ bé làm sao

Sau khi đọc xong những dòng thơ trên- một bản dịch mang tên “Thư gửi mẹ”, của tác giả Tế Hanh, từ tác phẩm của Hen-rich Hai-nơ, tôi đã vô cùng xúc động. tôi suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng tôi cũng nhận ra mình đã bỏ quên một thứ gì đó, một thư gì thật quan trọng… đó là Tình Mẹ. tôi hổ thẹn, tự đặt trong đầu câu hỏi: “đạo làm con mà tôi thường nhắc đến liệu đã tròn?..”.
Tôi nhìn mẹ thật kĩ. và tôi cũng chẳng còn nhớ lần cuối tôi tỏ ra quan tâm đến mẹ là khi nào nữa. dù tôi cũng đã thử cố moi trong đầu ra, nhưng vô vọng
Tôi ngạc nhiên khi nhìn mẹ. đây là mẹ tôi sao? Ôi, tôi còn hơn một đứa con bất hiếu nữa.tôi không hề hay biết, tự bao giờ, sương đã pha trên mái tóc mẹ. và trên đôi mắt hiền dịu của người cũng đã hằng sâu dần những vết chân chim ngày một nhiều theo năm tháng. Tôi dường như không hay điều ấy. tôi tự dằn vặt trong trong một góc tối của tâm hồn: “mình không phải là một con người, không phải, không phải…! những hình ảnh của mẹ chợt hiện về… ôi! mẹ đang cặm cụi, hì hục nấu nướng, khi những tia nắng còn thi nhau chạy trên con đường quen thuộc về Trái Đất. rồi sau một ngày vất vả, mẹ trở về nhà với nụ cười rạng rỡ, để lộ hàm răng tuy không đẹp nhưng thật duyên, bao nhiêu mệt nhọc mẹ đều che dấu hết. Cứ thế mẹ làm suốt năm không nghỉ. mùa xuân qua đi, mùa hè đến. mẹ thức quạt cho tôi ngủ. tới cuối thu mẹ lại ngồi dưới ánh đèn khuya, mải miết đan áo cho tôi kịp mặc mùa đông. Thu sao nhanh qua, để đông đến, tôi thật hạnh phúc khi được mẹ trở che trong vòng tay ấm áp. Nhưng thực vô tâm khi tôi không bao giờ để ý đến những tình cảm ấy.
Và giờ đây, tôi thực sự rất hối hận khi nghĩ về những gì mình đã làm.
Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, mong muốn con mình luôn hoàn thiện. thế mà… đã không hiểu cho những gì mẹ nghĩ, tôi lại có thái độ “xấc láo”, “bất cần” khi nghe những điều mẹ răn dạy. mẹ quan tâm mong muốn tôi thành đạt. thế mà tôi chỉ thích ham chơi, không lo vào học hành. Chỉ bấy nhiêu thôi tôi cũng đã trở thành một đứa con bất hiếu.
Với biết bao việc làm sai trái của tôi nhưng mẹ vẫn tha thứ, vẫn bằng lòng hy sinh vì tôi. Quả thực, tình cảm mẹ cho tôi lớn lao biết chừng nào. việc làm của tôi đối với mẹ cũng chỉ đáng là hạt cát mong manh giữa sa mạc mênh mông tình mẹ. tôi thực sự muốn nói ngàn vạn lời thương yêu gửi đến người mẹ tôi yêu quý!
Có lẽ một ngày không xa tôi sẽ phải đối mặt với một cuộc sông hoàn toàn khác. dù biết ở cái cuộc sống đó sẽ có rất nhiều những trở ngại, khó khăn nhưng tôi tin mẹ sẽ luôn ở bên, động viên tôi cố gắng. nhưng rồi sẽ có một ngày hình bóng mẹ chỉ còn trong trái tim tôi mà thôi… tôi sợ, sợ ngày đó sẽ tới…
Chính sự hy sinh, bao dung của mẹ đã khiến tôi nhận ra sai lầm của mình. Cái thái độ của tôi thật quá quắt, không đáng nhận được sự tha thứ. Nhưng tất cả đều được tình mẹ xoa dịu. tôi cảm thấy dường như trong cõi lòng mẹ luôn là tình cảm bao dung, hiền dịu, sâu sắc, lớn lao cho con. Thế mà tôi lại không đủ dũng khí để nói rằng: “đối với con, mẹ là người tuyệt nhất trần gian”. Tôi chắc chắn rằng hình bóng mẹ sẽ mãi bên tôi và luôn là niềm động lực lớn trong suốt mọi hành trình của cuộc đời. tôi sẽ cố gắng học thật tốt, thật chăm để xứng đáng với sự hy sinh, với tình cảm lớn lao của mẹ, như ca dao xưa vẫn thường nhắc đến:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

30 tháng 7 2019

bai nhu cai loz

 

 

 

28 tháng 3 2020

a, Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b,Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

c,Bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một bài thơ hay mang đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó rất yên ắng, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, chỉ khi ấy thì  Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Trong không gian tĩnh mịch với vẻ đẹp yên ả, bình lặng của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ như bị khuấy động. Bác trăn trở không phải vì cảnh sắc thiên nhiên mà trăn trở vì nỗi lo nước nhà chưa được độc lập. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn lo nghĩ về non sông. Tấm lòng rộng mở ấy của Bác thật khiên người ta cảm động và nể phục.


 

20 tháng 3 2018

Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bứong kiêu kì
Nếu có vị chúa nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cuối mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thứ thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình nhỏ bé làm sao

Sau khi đọc xong những dòng thơ trên- một bản dịch mang tên “Thư gửi mẹ”, của tác giả Tế Hanh, từ tác phẩm của Hen-rich Hai-nơ, tôi đã vô cùng xúc động. tôi suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng tôi cũng nhận ra mình đã bỏ quên một thứ gì đó, một thư gì thật quan trọng… đó là Tình Mẹ. tôi hổ thẹn, tự đặt trong đầu câu hỏi: “đạo làm con mà tôi thường nhắc đến liệu đã tròn?..”.
Tôi nhìn mẹ thật kĩ. và tôi cũng chẳng còn nhớ lần cuối tôi tỏ ra quan tâm đến mẹ là khi nào nữa. dù tôi cũng đã thử cố moi trong đầu ra, nhưng vô vọng
Tôi ngạc nhiên khi nhìn mẹ. đây là mẹ tôi sao? Ôi, tôi còn hơn một đứa con bất hiếu nữa.tôi không hề hay biết, tự bao giờ, sương đã pha trên mái tóc mẹ. và trên đôi mắt hiền dịu của người cũng đã hằng sâu dần những vết chân chim ngày một nhiều theo năm tháng. Tôi dường như không hay điều ấy. tôi tự dằn vặt trong trong một góc tối của tâm hồn: “mình không phải là một con người, không phải, không phải…! những hình ảnh của mẹ chợt hiện về… ôi! mẹ đang cặm cụi, hì hục nấu nướng, khi những tia nắng còn thi nhau chạy trên con đường quen thuộc về Trái Đất. rồi sau một ngày vất vả, mẹ trở về nhà với nụ cười rạng rỡ, để lộ hàm răng tuy không đẹp nhưng thật duyên, bao nhiêu mệt nhọc mẹ đều che dấu hết. Cứ thế mẹ làm suốt năm không nghỉ. mùa xuân qua đi, mùa hè đến. mẹ thức quạt cho tôi ngủ. tới cuối thu mẹ lại ngồi dưới ánh đèn khuya, mải miết đan áo cho tôi kịp mặc mùa đông. Thu sao nhanh qua, để đông đến, tôi thật hạnh phúc khi được mẹ trở che trong vòng tay ấm áp. Nhưng thực vô tâm khi tôi không bao giờ để ý đến những tình cảm ấy.
Và giờ đây, tôi thực sự rất hối hận khi nghĩ về những gì mình đã làm.
Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, mong muốn con mình luôn hoàn thiện. thế mà… đã không hiểu cho những gì mẹ nghĩ, tôi lại có thái độ “xấc láo”, “bất cần” khi nghe những điều mẹ răn dạy. mẹ quan tâm mong muốn tôi thành đạt. thế mà tôi chỉ thích ham chơi, không lo vào học hành. Chỉ bấy nhiêu thôi tôi cũng đã trở thành một đứa con bất hiếu.
Với biết bao việc làm sai trái của tôi nhưng mẹ vẫn tha thứ, vẫn bằng lòng hy sinh vì tôi. Quả thực, tình cảm mẹ cho tôi lớn lao biết chừng nào. việc làm của tôi đối với mẹ cũng chỉ đáng là hạt cát mong manh giữa sa mạc mênh mông tình mẹ. tôi thực sự muốn nói ngàn vạn lời thương yêu gửi đến người mẹ tôi yêu quý!
Có lẽ một ngày không xa tôi sẽ phải đối mặt với một cuộc sông hoàn toàn khác. dù biết ở cái cuộc sống đó sẽ có rất nhiều những trở ngại, khó khăn nhưng tôi tin mẹ sẽ luôn ở bên, động viên tôi cố gắng. nhưng rồi sẽ có một ngày hình bóng mẹ chỉ còn trong trái tim tôi mà thôi… tôi sợ, sợ ngày đó sẽ tới…
Chính sự hy sinh, bao dung của mẹ đã khiến tôi nhận ra sai lầm của mình. Cái thái độ của tôi thật quá quắt, không đáng nhận được sự tha thứ. Nhưng tất cả đều được tình mẹ xoa dịu. tôi cảm thấy dường như trong cõi lòng mẹ luôn là tình cảm bao dung, hiền dịu, sâu sắc, lớn lao cho con. Thế mà tôi lại không đủ dũng khí để nói rằng: “đối với con, mẹ là người tuyệt nhất trần gian”. Tôi chắc chắn rằng hình bóng mẹ sẽ mãi bên tôi và luôn là niềm động lực lớn trong suốt mọi hành trình của cuộc đời. tôi sẽ cố gắng học thật tốt, thật chăm để xứng đáng với sự hy sinh, với tình cảm lớn lao của mẹ, như ca dao xưa vẫn thường nhắc đến:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

7 tháng 11 2023

Trong đoạn trích Bạch tuộc, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Nhà văn đã khắc họa nhân vật này hiện lên vô cùng chân thực, sinh động.

Nhân vật Nê-mô không được xây dựng quá nhiều về ngoại hình mà chủ yếu qua hành động, lời nói. Dù vậy, tôi vẫn cảm nhận được rõ nét về một vị thuyền trưởng đầy bản lĩnh, dũng cảm và xứng đáng với vai trò lãnh đạo. Dù trong hoàn cảnh tàu ngầm bị bao vây bởi đàn bạch tuộc khổng lồ, nhưng Nê-mô tỏ ra rất bĩnh tĩnh, sẵn sàng chiến đấu với chúng: Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này”.

Khi mọi người trên tàu đầy lo lắng, thì Nê-mô vẫn bình tĩnh, nghĩ ra giải pháp để đối phó với lũ bạch tuộc. Ông nhận ra rằng việc tấn công bằng súng đạn là vô nghĩa nên đã đưa ra giải pháp tấn công bằng rìu: “Đúng là khó. Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tiến công bằng rìu”. Có thể thấy rằng, Nê-mô không chỉ bản lĩnh mà còn đầy kinh nghiệm.

Trong cuộc chiến với lũ bạch tuộc, vị thuyền trưởng không hề tỏ ra sợ hãi, nao núng. Những hành động vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt cho thấy sự tự tin, dũng cảm của Nê-mô. Ông mạnh mẽ dùng rìu, chém đứt cái vòi khổng lồ. Chứng kiến cảnh một thủy thủ đứng trước mình bị bạch tuộc dùng vòi nhấc lên, Nê-mô nhanh chóng xông đến, tấn công và chặt ngay cái vòi của nó. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, thuyền trưởng Nê-mô ngay lập tức chạy đến, cắm phập vào mồm quái vật và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Qua đây, chúng ta thấy được sự dũng cảm, trách nhiệm và hết lòng vì đồng đội của Nê-mô.

Dù vậy, nhân vật Nê-mô cũng không hề lạnh lùng, khô khan. Ông cũng rất tình cảm khi sẵn sàng lao ra để cứu những người đồng đội hay Nét Len. Ở cuối đoạn trích, tác giả đã xây dựng một chi tiết rất thú vị. Đó là hình ảnh “Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặng người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ”.

Với nhân vật thuyền trưởng Nê-mô, tôi đã học được bài học giá trị. Mỗi người cần phải bình tĩnh khi đối mặt với thử thách, khó khăn. Chúng ta cần phải có sự đoàn kết, cùng giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết vấn đề trong một tập thể. Lòng dũng cảm, sự tỉnh táo sẽ khiến cho người giữ vững được lập trường.

Như vậy, thuyền trưởng Nê-mô quả là một nhân vật gây ấn tượng. Tôi cảm thấy vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ nhân vật này.

Tham khảo:

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được.

thiếu tham khảo

22 tháng 11 2016

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người.Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người.Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

22 tháng 11 2016

ai thánh môn văn giúp với