K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2017

 Khi rửa, gọt, cắt, thái có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm.

7 tháng 2 2017

Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng :

- Sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu hủy nếu thực hiện không đúng cách.

- Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt.

17 tháng 3 2021

cần chế biến nóng thích hợp để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến dạng, hao hụt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cơ thể hấp thu, sử dụng tốt các thành phần dinh dưỡng và ngăn ngừa việc sản sinh ra các chất độc hại.

17 tháng 3 2021

- nhiệt độ 100°C -115°C vi khuẩn bị tiêu diệt.

- nhiệt độ 50-80°C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.

- nhiệt độ 0-37°C vi khuẩn sinh nở mau chóng.

- nhiệt độ -10°C - 20°C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.

- nhiệt độ 100°C -115°C vi khuẩn bị tiêu diệt.

- nhiệt độ 50-80°C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.

- nhiệt độ 0-37°C vi khuẩn sinh nở mau chóng.

- nhiệt độ -10°C - 20°C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.

chất dinh dưỡng:

chất đạm:khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao(vượt quá nhiệt độ làm chín), giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi

chất béo:đun nóng nhiều(vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi)sinh tố A có trong chất béo sexbij phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất

chất đường bột:đun khô \(180^0\) đường biến mất,nhiệt độ cao=>tinh bột cháy đen,chất dinh dưỡng bị tiêu hủy

chất khoáng:khi đun,1 phần sẽ hòa tan trong nc

sinh tố:khi chế biến,các sinh tố dễ tan trong nc dễ tan trong nc

 
6 tháng 4 2018

1.Thế nào là cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?

Ăn uống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Theo các chuyên gia, bữa ăn được xem là cân đối dinh dưỡng và hài hòa khẩu vị là bữa ăn trong đó có các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 65 - 70%, chất đạm là 12- 14%, chất béo là 18 - 20%. Theo đó thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần có chất sinh năng lượng là chất bột, đạm và béo. Rau và hoa quả cung cấp các vitamin, chất khoáng và xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.

Bên cạnh sự cân đối về các chất sinh năng lượng còn phải bảo đảm cân đối về nguồn thức ăn động vật và thực vật. Trong thành phần chất đạm thì đạm động vật chiếm 35 - 40% và có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Chất béo nguồn thực vật là 40 - 50%, còn chất béo động vật chiếm 50 - 60% so với tổng số chất béo. Bởi vậy không chỉ ăn thịt, cá mà còn ăn đậu phụ, vừng, lạc, rau và hoa quả.

2.Nếu thiếu hay thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng ntn đến sức khỏe?

- Chất béo:

+ Thừa cân, béo phì, dễ mắc bệnh huyết áp, tim mạch

+ Thiếu một số vitamin năng lượng

- Chất đường bột:

+ Thừa cân, béo phì, dễ bị tiểu đường, sâu răng

+ Thiếu năng lượng→đói, mệt. Thiếu lâu dài làm cơ thể gầu yếu, suy kiệt.

14 tháng 12 2021

C

15 tháng 12 2021

Câu D nha.

10 tháng 5 2018

+ Chất đạm : đun ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng giảm

+ Chất béo :đun quá sôi-> sinh tố A bị phân hủy, chất béo biến chất

+ Chất đường bột : đun khô 180° đường biến mất; nhiệtđộ cao -> tinh bột cháy đen, chất dinh dưỡng bị tiêu hủy

+ Chất khoáng : khi đun, 1 phần sẽ hòa tan vào nước

+ Sinh tố : khi chế biến, các sinh tố dễ tan trong nước dễ bị mất

17 tháng 3 2021

câu 1chất béo khi đun nóng nhiều sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

A, bị hòa tan vào nước

B.sinh tố A  trong chất béo xẽ bị phân hũy và chất béo sẽ bị biến chất

C. giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm ik

D. các sinh tố dễ tan trong nước

câu 2: nhiễm độc thực phẩm là

A. sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

B. sự sâm nhập cảu các vi khuẩn vào thực phẩm

C. sự sâm nhập của các chất độc vào thực phẩm

D. sự sâm nhập của các sự độc hại vào thực phẩm

câu 3: em hãy chọn 1 loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế cá

A. thịt

B. dưa cải muối

C. rau xanh

D. mật ong

để bảo đảm tốt giá trị dinh thực phẩm cần :

giữ cho thực phẩm luôn sạch sẽ ,tươi ko đc khô héo bằng cách cất trong các hộp đạp nắp kín rồi cho vào tủ lạnh

 

1.Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người ta thấy rằng sự thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng so với nhu cầu đều dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tật. Chúng ta còn biết rằng trong thức ăn không chỉ có các chất dinh dưỡng mà còn có các chất tạo màu sắc, hương vị cũng như có thể có các chất độc hại đối với cơ thể. Do đó để có bữa ăn hợp lý, an toàn và ngon cần có kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến, nấu nướng.

2. Vì trong quá trình sơ chế thực phẩm, nếu ko sử lí đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn và làm mất chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các vitamin hòa tan trong nước sẽ dễ bị mất trong quá trình rửa và chế biến.

3.Khi nấu món ăn, tác dụng của nhiệt và cách nấu nướng sẽ có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn:

-Đun nấu lâu sẽ bị mất nhìu vitamin tan trong thức a9n, nhất là các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C và PP.

-Rán lâu sẽ mất nhìu chất hòa tan trong chất béo:A,D,E,K.

-Nấu ở nhiệt độ quá cao làm 1 số chất dinh dưỡng bị phá hủy hoặc biến đổi.

tick mik nha thương lém thương lém.....

6 tháng 2 2021

Chế biến đúng cách

Nướng và rang: sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.

Rán, chiên: Các thực phẩm khi chiên, rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên, rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Ăn sống: cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.

Hấp: Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi vừa nấu xong.

Luộc và hầm: nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun.

Để tránh mất chất dinh dưỡng thực phẩm

Chất đạm: Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn.

Chất béo: Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.

Vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến thì có hàm lượng thường không giống nhau, do nhóm vitamin thường bị hao hụt bởi nhiệt.

Khoáng chất: Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Bảo quản thực phẩm an toàn

Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Khi mua về nên rửa sạch, để ráo nước hoặc dùng khăn, giấy sạch thấm khô, chia ra từng phần nhỏ với lượng vừa đủ dùng cho mỗi bữa ăn. Cá, tôm, cua, mực sau khi rửa sạch, để ráo nước, nên thêm ít muối rồi mới cho vào hộp nhựa, thủy tinh có nắp đậy kín, bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Không nên dùng túi nilon đựng thực phẩm vì độc hại. Thực phẩm có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 14-30 ngày.

Đối với rau, quả cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Khi mua về không cần rửa mà lấy giấy bảo quản, gói lại và đặt trong khay đựng rau. Không lấy bao nilon để buộc lại, vì túi kín, nước đọng lại làm cho rau quả dễ bị héo và thối. Có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày, nhưng tốt nhất mua ngày nào dùng ngày đấy để tránh bị hao hụt các vitamin, nhất là vitamin C.

Trong quá trình chế biến, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần giữ vệ sinh trong quá trình chế biến bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biện pháp này có thể ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm chéo vào thực phẩm từ các đồ dùng, từ thực phẩm sống và chín. Thức ăn cần nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu.

Thực phẩm được trữ đông lạnh thường là những thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, nếu trữ không đúng cách có thể bị biến thành chất độc gây nguy hại cho sức khỏe. Khi thực phẩm mua về cần được sơ chế ngay và để vào tủ lạnh tránh ôi thiu. Khi trữ đông các thực phẩm cần cho vào các hộp chuyên dụng giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau và cần phân loại thức ăn theo thời gian.