K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019
  • Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ: Từ 5-6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa. Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D. Do vậy, để đề phòng còi xương ở trẻ bú mẹ hoàn toàn cần phải thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.
  • Tắm nắng: Hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây. Một lượng lớn vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu hiệu.
  • Điều trị dự phòng: Hằng ngày cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông dưới dạng thuốc nhỏ giọt hoặc viên nang dầu cá. Sử dụng quá liều vitamin D và calci đều có hại, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để có lời khuyên điều trị hợp lý nhất.

Để dự phòng trẻ còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần 15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều trị được bệnh còi xương.

Lưu ý khi cho trẻ tắm nắng:

  • Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non(trước 9h sáng).
    Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.
    Không nên phơi nắng qua của kính vì như thế sẽ không có tác dụng.
    Không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu.
    Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Điều trị trẻ còi xương như thế nào

  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 9 giờ sáng. Thời gian tắm nắng tăng dần, những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút, sau đó tăng dần tới 30 phút. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì rất ít tác dụng.
  • Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Khi tắm nắng hoặc tắm điện tiền thân vitamin D sẽ được chuyển thành vitamin D giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thu calci, phospho.
  • Cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng.
  • Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có calci kết hợp với một số vitamin như: Calci B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm calci 1 – 2 thìa cà phê/ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calci: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương. Do vậy, nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • tham khảo trên gg nhé
  • #Châu's ngốc
5 tháng 2 2020

mỗi ngày chỉ ăn ngủ và nghỉ thôi là béo liền

21 tháng 9 2019

Còi xương là một căn bệnh phức tạp, với nhiều biến thể và nguyên nhân khác nhau. Đồng thời, đây cũng là chứng bệnh mà các bé rất dễ mắc phải, nếu cha mẹ chủ quan và thiếu kiến thức nuôi con nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta các nguyên nhân dẫn tới còi xương ở bé, qua đó giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.Trong điều kiện nhà ở chật trội, thiếu ánh sáng hoặc trẻ không được cha mẹ cho phơi nắng thường xuyên, trẻ sinh vào mùa đông hoặc vùng núi cao nhiều mây mù…sẽ gây cản trở cho việc tắm nắng của trẻ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

Trẻ không được bú mẹ đầy đủ từ lúc sơ sinh, uống sữa bột quá sớm gây ra mất cân bằng khi hấp thụ canxi. Hoặc do trẻ ăn dặm quá sớm, trong bột, cháo có chất aphy gây cản trở hấp thụ canxi ở ruột. Cũng có thể là do bữa ăn của trẻ thiếu dầu mỡ, trong khi chất này tạo môi trường tốt để hòa toan vitamin D và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Và nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, bữa ăn thiếu cân bằng thì dù trẻ tăng cân, béo tốt nhưng vẫn bị còi xương. Cuối cùng, bệnh còi xương cũng có thể là do người mẹ ăn uống thiếu chất trong quá trình mang thai.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến còi xương do chế độ ăn uống thiếu vitamin D và các khoáng chất quan trọng. Trẻ suy dinh dưỡng đi kèm biếng ăn khiến cơ thể trẻ càng thiếu chất nghiêm trọng hơn.

Các trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh còi xương hơn các trẻ khác. Trẻ bị các bệnh về gan, mật hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cản trở sự hấp thụ vitamin D và canxi.

Với mẹ: nên phòng từ khi có thai bằng cách:

  • Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày
  • Mẹ uống ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén nên bổ sung 1000 đến 1200UI/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000 -200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Với bé:

  • Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
  • Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15' mỗi ngày vào sáng hoặc chiều.
  • Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày (đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu tháng: vì giai đoạn 6 tuần trước sinh, bào thai được cung cấp tới 1/2 lượng canxi dự trữ của cả quá trình phát triển thai. Những trẻ này cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh cho tới khi trẻ đạt đến 2kg, hoặc bổ sung liên tục trong 6 tháng đầu, cùng với bú mẹ
  • Bên cạnh đó để đảm bảo cho quá trình khoáng hoá xương tốt, bên cạnh bổ sung vitamin D cần bổ sung kèm theo Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.
27 tháng 2 2021

chắc bây h hết cần rồi nhỉ

9 tháng 11 2018

( x-2)^2018+(y^2-9)^2020=0

9 tháng 11 2018

tắm nắng buổi sáng để có thêm vitamin D  

chăm sóc và có thức ăn hợp lý 

chắm sóc từ khi còn ở trong bụng mẹ 

`.~

31 tháng 10 2023

giúp

 

3 tháng 2 2020

mk biết

-đeo khổ trang

-rủa tay và tắm thường xuyên

-hạn chế điến nơi đông người 

-niếu thấy ho sốt phải điến bác sĩ kiểm tra

...............

đó là điều cơ bản còn nhiều nhưng mk ko liêtj kê được mong bạn thông cảm bạn lên mạng tìm hiểu nha

3 tháng 2 2020

Theo mik nghĩ thì virus corona rất thân thiện, các bn trẻ ở VN ko đeo ko trang khi ra đường, nên virus corona sang VN để giúp các bn trẻ đeo khẩu trang thường xuyên. Nên bn đeo khẩu trang and rửa tay