K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2020

4.

QUAN HỆ VIỆT NAM - CU-BA:

- Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960), quan hệ đoàn kết, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam - Cu-ba không ngừng được duy trì, phát triển. Cu-ba là nước đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, tự do, xây dựng đất nước của Việt Nam; quan tâm thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực có thế mạnh như xây dựng, giao thông, công nghệ sinh học, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, nông nghiệp.

- Về trao đổi đoàn, hai bên duy trì trao đổi đoàn các cấp thường xuyên thăm lẫn nhau, nổi bật trong những năm gần đây là các chuyến thăm Cu-ba của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (6/2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (9/2009), nguyên Chủ tịch Quôc hội Nguyễn Văn An (3/2006), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (5-8/9/2010); các chuyến thăm Việt Nam của nguyên Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô (2/2003), Phó Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô (4-5/2005), Chủ tịch Quốc hội Ri-các-đo A-la-rơ-côn (6/2007) và nhiều đoàn cấp Ủy viên Bộ Chính trị... Ngoài ra, Nguyên thủ Nhà nước hai nước cũng đã gặp song phương dịp dự HNCC Không Liên Kết 14 và 15 (La Ha-ba-na, 9/2006 và Ai Cập, 7/2009). Năm 2010, hai bên đang tích cực chuẩn bị nhiều hoạt động trong kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cu-ba (02/12/1960- 02/12/2010).

- Hai bên duy trì thường xuyên và có hiệu quả cơ chế UBLCP (họp hàng năm), tăng cường trao đổi đoàn hợp tác, học tập kinh nghiệm trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục, y dược, an ninh, quốc phòng… Kỳ họp 28 UBLCP Việt Nam-Cuba đã diễn ra tại La Ha-ba-na từ ngày 20-24/9/2010 tập trung các nội dung hợp tác nông nghiệp, cung cấp gạo, xây dựng, công nghệ sinh học…

- Trao đổi kinh tế- thương mại giữa hai nước thời gian qua ngày càng gia tăng: năm 2007 đạt trên 300 triệu USD; 2008: 497 triệu USD; năm 2009 bị suy giảm mạnh do khả năng thanh toán của bạn hạn chế, đạt 243 triệu USD và 5 tháng đầu 2010 đạt 82,5 triệu USD (trong đó Việt Nam luôn xuất siêu sang Cu-ba, chủ yếu là gạo, than đá, thiết bị điện tử, điện gia dụng).

1 tháng 11 2020

3.

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.

- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.

- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

b. Quá trình phát triển:

+ Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế

+ Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :

- 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).

* Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

- Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

=> ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

* Cơ hội:

+ Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

+ Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

+ Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

+ Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

+ Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

5 tháng 1 2022

4,2,3,1

29 tháng 11 2016

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

29 tháng 11 2016

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).  – Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).  – Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).  – Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
10 tháng 10 2018

Câu 2:

*Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

*Mục tiêu họat động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.


25 tháng 10 2016

3, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan rộng ra các khu vực khác nhiều nc đã giành dc độc lập Ai CẬp ( 6-1953) An-giê-ri (1962) đậc biệt là sự kiện tuyên bố độc lập của 17 quốc gia ở châu lục này vào năm 1960 " năm châu phi" cùng vs đó là sự tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở châu lục này

Cô ơi làm phần khối 12 đii ạ!

11 tháng 4 2021

Sao khi nhấn vào hình ảnh nó lại tự xoay vậy cô ?