K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2017

Cậu xem câu chuyên lục súc trnh công

20 tháng 12 2017

trên mạng

20 tháng 10 2021

tham khảo

Trong cả cuộc đời mình, con người ta đã gặp và kết bạn với hàng trăm người. Những mối quan hệ ấy là sợi dây gắn kết con người trong xã hội lại với nhau. Nhưng dù có hàng trăm, hàng nghìn sợi dây liên kết xã hội như thế, con người ta vẫn không thể từ bỏ gia đình - cái nôi nuôi dưỡng ta và những điều bình dị nhất.

Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn là một đứa con ngoan của bố mẹ, một người chị tốt của thằng em trai, là học trò cưng của thầy cô giáo và là hình mẫu được dùng để bố mẹ lũ bạn mang ra dạy dỗ chúng. Nhưng chẳng ai biết, cuộc sống của tôi thật sự chỉ xoay quanh việc đi học và về nhà. Tôi không có bạn thân, không có những buổi tụ tập, hẹn hò lê la phố xá với lũ bạn như học sinh khác. Tan trường tôi sẽ trở về nhà để học bài và chơi với thằng em trai. Có lẽ vì thế mà tôi cũng không được trải nghiệm nhiều thứ. Những kỉ niệm thời cấp hai và cả học trò của tôi chỉ là những giờ lên lớp, những buổi đi học thêm. Chỉ là học và học.

Năm tôi học lớp 9, bài vở nặng hơn rất nhiều. Thời gian tôi đến trường và ở các lớp học thêm còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà. Đầu óc tôi luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Tôi đã bắt đầu học với cường độ cao từ hè năm lớp 8. Vì bố mẹ và mọi người đều tin rằng tôi chắc chắn sẽ đỗ vào chuyên Anh của trường chuyên thành phố.
Càng đến ngày thi, tôi lại càng thấy căng thẳng và mệt mỏi. Những con số, những tờ đề cứ thế cuốn lấy tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ mỗi buổi sáng thức dậy tôi sẽ phải tiếp tục quay cuồng với đống bài vở và những lớp học nối tiếp nhau. Tôi sợ phải ngồi lì hàng giờ trong căn phòng kín với tiếng điều hòa ro ro mát lạnh để cắm đầu vào những con số. Tôi sợ những bữa ăn vội vã trên đường khi đi từ lớp học này đến lớp học khác. Tôi sợ tiếng mở cửa của gia sư mỗi buổi tối. Tôi sợ những câu hỏi quan tâm của cha mẹ, về tình hình học tập của tôi bây giờ. Tất cả những hứng thú của tôi cho việc học đều bị năm học này phá hỏng hết rồi. Tôi không còn học vì thích thú, vì đam mê và muốn tìm hiểu nữa. Tôi học vì tôi phải học. Tôi học vì bố mẹ tôi muốn thế. Chỉ đơn giản là thế thôi. Tôi thấy mệt mỏi vô cùng.

Một tháng trước ngày thi, tôi khủng hoảng thực sự. Bài vở càng lúc càng nhiều. Thời gian ngủ của tôi cũng không không còn nhiều nữa. Tôi gầy đi trông thấy. Bố mẹ cũng lo lắng, nhìn tôi và bảo:

- Mệt quá thì thôi con ạ. Nghỉ ngơi đi!

Những ngày gần thi, bố mẹ tôi tự nhiên không còn quá áp lực với tôi về việc điểm số, trường thi nữa. Bố mẹ nhẹ nhàng và nhắc nhở tôi nghỉ ngơi nhiều hơn. Có lẽ thấy việc học của tôi vất vả và áp lực quá nên bố mẹ không muốn gây thêm áp lực cho tôi nữa. Những ngày cuối cùng, tôi dồn hết sức để ôn tập và bước vào phòng thi thật tự tin. Thật may mắn, năm tôi thi, trường chuyên của thành phố cho phép học sinh có thể đăng kí thi hai chuyên một lúc. Tức là tôi vừa có thể thi chuyên Anh, vừa thi chuyên Văn như tôi mong muốn.

Hôm tôi đi thi là một ngày trời nắng nóng. Cái nắng hè gay gắt đổ xuống khiến mặt đường bốc lên từng đợt hơi nóng thật khó chịu. Tôi thi môn Văn vào buổi sáng, Toán vào buổi chiều và hai môn chuyên sẽ thi vào ngày hôm sau. Tôi làm bài các môn đều ổn, kể cả hai môn chuyên. Ra khỏi phòng thi, bố mẹ và em trai tôi đã chờ sẵn. Khuôn mặt mọi người đều lo lắng. Mẹ nhìn thấy tôi, đi nhanh đến hỏi:

- Có mệt không con? Làm bài thế nào?

- Ổn mẹ ạ! - tôi đáp

Mẹ tôi mỉm cười thật tươi, lấy chiếc khăn trong túi lau mồ hôi trên trán cho tôi. Chúng tôi lên xe trở về nhà. Kết thúc những tháng ngày  ôn thi căng thẳng và vất vả. Tôi trở về nhà với tâm lý thật thoải mái. Mẹ đưa cho tôi một tờ kế hoạch. Đó là kế hoạch mẹ đã chuẩn bị từ trước, khi thấy tôi quay cuồng với lịch học, ôn. Tôi nhìn bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ của mẹ, thấy mắt mình cay cay. Tôi là một con bé nhút nhát. Mẹ cũng biết cuộc sống của tôi thực đơn giản. Chỉ đi học rồi về nhà. Có lẽ bố mẹ lo lắng tôi không có bạn. Tôi sẽ buồn. Nhưng quả thực, bố mẹ không biết, chỉ cần có mọi người là đủ.

Lúc nhận kết quả thi, tôi đủ điểm đỗ cả hai chuyên, cả lớp chọn của trường. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực suốt một năm qua của tôi. Không cần tôi báo, chắc bố mẹ cũng đã biết rồi. Vì bố mẹ còn hồi hộp hơn tôi nhiều lần. Tôi thấy bố mẹ xem kết quả với một khuôn mặt mãn nguyện. Nụ cười của mẹ lúc này thật hạnh phúc. Tôi còn để ý thấy trong bữa tối, mẹ len lén lau nước mắt. Tôi biết mọi cố gắng của mình lúc này đều xứng đáng. Bữa tối gia đình thật đơn giản. Nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Thằng em trai gắp cho tôi một miếng sườn và bảo:

- Cho chị Bống, chị giỏi. Em cũng muốn học giỏi như chị!

- Bin còn giỏi hơn chị cơ - tôi cười, xoa đầu nó.

Gia đình là điều quan trọng nhất đối với tôi. Bởi lẽ, ở đó bố mẹ sẽ yêu tôi vô điều kiện. Mọi người sẽ chăm sóc và lo lắng cho tôi mỗi khi tôi mệt mỏi. Và quan trọng nhất, gia đình sẽ không bao giờ quay lưng và bỏ tôi lại một mình.

20 tháng 11

Câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc nhất về người thân trong gia đình em là về bà ngoại của em. Bà là người phụ nữ mạnh mẽ và đầy nghị lực, sống trong một thời kỳ khó khăn nhưng luôn giữ được tinh thần lạc quan.

Một lần, em được bà kể về thời gian bà còn trẻ, sống trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bà đã trải qua nhiều gian khổ, nhưng bà luôn nhắc đến sự đoàn kết và tình yêu thương giữa mọi người trong xóm. Bà thường dẫn dắt trẻ em trong làng tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn.

Có một kỷ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào một buổi chiều mùa hè, khi em cùng bà ra vườn. Bà đã chỉ cho em cách trồng rau, bà nói rằng “Mỗi cây rau đều cần tình yêu và sự chăm sóc, giống như con người cần nhau vậy.” Lời dạy ấy đã khiến em nhận ra giá trị của sự chăm sóc và yêu thương trong gia đình và cộng đồng.

Bà cũng rất yêu thích việc nấu ăn. Những món ăn bà làm không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều kỷ niệm, khiến em cảm thấy ấm áp và gần gũi. Mỗi lần ăn cơm cùng bà, em lại cảm nhận được tình yêu thương mà bà dành cho cả gia đình.

Những câu chuyện của bà đã dạy em nhiều bài học quý giá về sự kiên cường, tình yêu thương và sự đoàn kết. Em luôn trân trọng những khoảnh khắc bên bà và những giá trị mà bà truyền lại cho em. Chính những ấn tượng sâu sắc đó đã hình thành nên con người em ngày hôm nay.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Bài tham khảo

Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay tôi rất vui khi được đứng ở đây kể cho mọi người nghe một câu chuyện đáng nhớ của mình. Ngày hôm đó, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên tôi đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình ba năm  trước.

Hồi đó, tôi vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, tôi cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng tôi được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng tôi đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là tôi cùng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng tôi hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng tôi rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, tôi quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là tôi không thể nhảy qua được. Tôi ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ tôi đến đón. Thấy tôi bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa tôi đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, tôi bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Mẹ phải nghỉ làm ở nhà để chăm tối ốm, tôi biết dù mẹ rất giận nhưng vẫn thương yêu và lo lắng cho tôi rất nhiều.

Sau câu chuyện lần đó, tôi ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì tôi lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình. Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ mãi, cảm ơn cô giáo, cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi, rất mong sẽ nhận được những lời nhận xét và góp ý từ mọi người.

29 tháng 11 2023

Mỗi người đều có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng chắc hẳn những trải nghiệm cùng với người thân trong gia đình luôn đẹp đẽ nhất.

Chắc hẳn mỗi người đều nhớ như in về lần đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Sáng hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi đeo chiếc cặp mới để chuẩn bị đến trường. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ. Đường phố hôm nay thật tấp nập.

 

Tôi thì cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi. Ông nội đi gửi xe rồi dắt tôi vào trường. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chào học sinh mơi. Tôi nhìn cô giáo, rồi quay lại nhìn ông. Ông mỉm cười, và còn nói lời động viên tôi:

- Đi đi cháu, ông tin cháu gái của ông!

Khi nghe ông nói, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô.

Tiết học đầu tiên, cô giáo yêu cầu cả lớp sẽ tự giới thiệu về bản thân. Tôi nhớ đến lời ông nội dặn phải luôn tự tin. Tôi đã giới thiệu cho cô giáo và các bạn nghe về bản thân. Sau khi tiết học kết thúc, các thành viên trong lớp đã thêm hiểu nhau hơn.

Những tiết học sau đó đều rất vui vẻ. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Tiết học đầu tiên thật suôn sẻ. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Chiều về, khi nhìn thấy ông nội, tôi sung sướng chạy ùa vào lòng ông. Trên đường về nhà, tôi kể cho ông nghe về buổi học đầu tiên. Ông còn khen tôi ngoan ngoãn. Tôi cảm thấy hãnh diện lắm.

Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời. Nhờ có ông nội, tôi đã trở nên tự tin hơn, hòa đồng hơn. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để ông nội cảm thấy tự hào về cháu gái của mình.

11 tháng 1 2019

Em vừa đi học tiếng Anh về thì nghe ba nói là mẹ ốm, ba không chăm mẹ được vì ba phải đi làm. Em bước vào phòng mà mặt buồn rười rượi. Gương mặt xanh xao của mẹ mỉm một nụ cười mệt nhọc khi thấy em bước vào phòng : "Con về rồi à?" em không chờ mẹ nói hết câu mà đã tắp qua nhà bếp để nấu cháo và lấy khăn ướt. Trở về phòng, em lấy khăn chườm lên trán mẹ và đỡ mẹ ngồi dậy và mời mẹ ăn. Mẹ em thều thào: "Con ngoan lắm!" thế rồi mẹ ăn rồi nằm lại giường và ngủ. Em thương lắm. Thế mà, chẳng lâu sau mẹ em khỏe lại và cùng em chơi đùa, chăm sóc cho chúng em. Có người hỏi sao mẹ khỏi bệnh nhanh thế, mẹ em mỉm cười bảo: "Đều là nhờ công chăm sóc của con gái mình đấy!"

10 tháng 1 2019

Bài 1:

Em vừa đi học tiếng Anh về thì nghe ba nói là mẹ ốm, ba không chăm mẹ được vì ba phải đi làm. Em bước vào phòng mà mặt buồn rười rượi. Gương mặt xanh xao của mẹ mỉm một nụ cười mệt nhọc khi thấy em bước vào phòng : "Con về rồi à?" em không chờ mẹ nói hết câu mà đã tắp qua nhà bếp để nấu cháo và lấy khăn ướt. Trở về phòng, em lấy khăn chườm lên trán mẹ và đỡ mẹ ngồi dậy và mời mẹ ăn. Mẹ em thều thào: "Con ngoan lắm!" thế rồi mẹ ăn rồi nằm lại giường và ngủ. Em thương lắm. Thế mà, chẳng lâu sau mẹ em khỏe lại và cùng em chơi đùa, chăm sóc cho chúng em. Có người hỏi sao mẹ khỏi bệnh nhanh thế, mẹ em mỉm cười bảo: "Đều là nhờ công chăm sóc của con gái mình đấy!"

15 tháng 1 2019

Mấy ngày nay mẹ em bị cảm vì thời tiết thay đổi, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường. Em rất lo lắng, nhưng mẹ nói không sao, vài hôm mẹ sẽ khỏi. Nhìn mẹ mỗi khi bị sốt thế này, em thấy thương mẹ lắm. Người mẹ xanh xao và đôi mắt mệt mỏi. Đôi môi không còn hồng hào mà thoáng chút tái nhợt. Khuôn mặt mẹ khi đó cứ đỏ bừng lên vì nóng. Em chỉ biết vắt đắp khăn ướt trên trán mẹ và lau người cho mẹ để mẹ đỡ sốt và lấy nước mỗi khi mẹ khát hay mẹ uống thuốc. Khi đi học về, em thường quanh quẩn bên mẹ để nhìn mẹ và chờ mẹ nhờ thì làm giúp mẹ. Nhìn mẹ bị ốm em đau lòng lắm, phải chăng mẹ cũng rất đau lòng mỗi khi thấy em ốm nhứ thế? Em chỉ mong cơn sốt mau qua và để mẹ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh lại ngay vì đối với em mẹ chính là người quan trọng nhất.

25 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

25 tháng 12 2021

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.

 Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.

15 tháng 1 2019

\(\Rightarrow\)

Trả lời :

Nếu chưa làm được hết thì các bạn làm phần ở bài trước để mình tham khảo cũng được nha ! 

Thanks you very much !

25 tháng 12 2020

Tham khảo

Ông mặt trời từ từ thức dậy sau những đám mây bồng bềnh kia. Những ánh nắng chói chang thì nhau chiếu xuống trần gian.Một buổi sáng với đầy niềm vui và sức sống. Hôm nay đến phiên tổ em trực nhật nên em phải đến trường sớm.Em liền vội đến trường. Đi trên hành lang tầng 2, em bỗng nghe thấy tiếng thì thầm của ai đó. Càng đến gần lớp học của em, tiếng thì thầm lại càng rõ.Rồi tình cờ em đã nghe được cuộc tâm sự của chiếc ghế gãy với chiếc bàn.

Đầu tiên chị ghế nói với giọng đầy nghẹn ngào: - Sao đời tôi lại khổ vậy trời! Trước kia tôi là một chiếc ghế rất đẹp , bao bọc là một màu sơn bóng loáng và mùi gỗ thơm phức vậy mà bây giờ ... Bàn an ủi: - Thôi ghế ơi , đừng buồn nữa, hãy kiềm chế cảm xúc của cậu lại Ghế bắt đầu kể: - Ngày ấy tôi còn là một chiếc ghế vô cùng mới và đẹp. Hai ngày sau khi được làm ra, tôi được chuyển đến trường học này. Được sống ở đây tôi vui lắm! Và niềm vui của tôi chính là được giúp các bạn học sinh học tập thật tốt. Vậy mà hôm trước chiếc chân yêu quý của tôi đã bị mấy cậu học trò nghịch ngợm làm gãy mất. Nếu tôi mà mất một chân thì tôi sẽ phải vào cái nhà kho tối tăm ấy, làm bạn với lũ gián, tôi không muốn đâu, hu hu.... Bạn nói với giọng đầy cảm thông: - Số phận đã như thế rồi, cậu hãy chờ bác thợ mộc đến và cứu lấy cái chân của cậu thôi! Ghế than vãn: - Chờ, chờ cho đến khi nào hả bàn? Có ai quan tâm tới tôi đâu. Nếu các bạn học sinh mà quan tâm đến tôi thì họ đã không bao giờ để tới nằm quằn quại trong đau đớn thế này rồi! Chiếc bàn nói tiếp: - Nghe cậu nói vậy tôi cũng không biết đời tôi sẽ ra sao! Có thể là ngày mai, ngày mốt hay ngày kia, tôi cũng có thể nằm quằn quại trong đau đớn như cậu vậy. Cứ nghĩ đến là lòng tôi lại thấy bất an Chiếc ghế tiếp lời sau một hồi im lặng: - Còn có thể nói gì được nữa. Số phận đã an bài chúng ta phải như thế, không ai trong chúng ta có thể thay đổi được nữa! Rồi tiếng học sinh nói chuyện ngày một lớn dần đã lấn át cả tiếng nói chuyện của bàn và ghế. Em chợt nghĩ lại , chiếc bàn và chiếc ghế là những vật vô tri vô giác mà còn biết tâm sự về cuộc đời, biết đau đớn thử hỏi những người làm gãy chân của chiếc ghế , những người đó có tâm hồn mà có hiểu được nỗi đau của mình gây ra cho những đồ vật xung quanh. Qua cuộc nói chuyện của bạn và ghế em mới hiểu được rằng không chỉ có con người mà đồ vật cũng biết tổn thương về mặt thể xác và tinh thần. Vì thế chúng ta hãy biết yêu thương và giữ gìn, bảo vệ những đồ vật xung quanh mình.

25 tháng 12 2020

Hôm em đi học sớm em đă nghe thấy một cuộc nói chuyện giữa ghế và bàn.

– Bác Ghế ơi!Em đang đóng nốt cánh cửa cuối cùng, chợt có một giọng khàn khàn cất lên từ cuối phòng học. Em dừng lại lắng nghe.– Bác Ghế oi! Bác còn thức hay ngủ rồi đó? – Giọng nói đó lại vang lên.Một giọng nói ngái ngủ trả lời:– Tôi đây! Có chuyện gì thế hả Bàn?Bác Bàn nhìn ra xa, ngẫm nghĩ, rồi bằng một giọng buồn buồn bắt đầu kể:– Như bác đã biết đấy, Tôi với bác cùng ra đời một lúc, lại họ hàng với nhau. Dạo ấy… – giọng bác Bàn trầm xuống. Học sinh trường này không có bàn ghế ngồi học. Các cô cậu phải ngồi chật chội hoặc phải ngồi dưới đất mà học. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, họ đã đóng ra chúng ta và đặt vào phòng học này đây.Nói tới đây, bác Bàn dừng lại. Ghế giục:– Bác cứ kể đi, tôi nghe đây mà!Bác Bàn cất giọng kể tiếp:– Lúc mới vào tôi và bác đều sạch sẽ, thơm mùi gỗ mới. Thầy giáo chủ nhiệm lớp luôn dặn dò các cô, các cậu học sinh giữ gìn chúng ta, không được xô đẩy, khắc tên và giấy mực lên thân thể chúng ta, Tôi thấy các cô, cậu học sinh cứ vâng vâng dạ dạ, tôi tưởng… Nào ngờ…, mới hôm qua đây, cái cậu Hùng hỗn láo trèo lên mặt tôi, dẫm thình thịch, làm gãy cả chân tôi. Thế có khổ không chứ.Bác Ghế lắc đầu nói:– Thế thì có khác gì tôi. Cái cậu gì ấy nhỉ? Cái cậu mà bác mói nới ấy mà. À, cậu Hùng! Cũng chiều hôm qua thôi, cậu lấy tôi dùng làm “vũ khí” để chơi đánh nhau. Bác biết không? Tôi đau quá, vùng vẫy mãi nhưng không thoát được, cậu ấy càng ghì chặt tôi hơn. Bỗng “ầm" một tiếng, tôi choáng váng cả đầu óc, thét lên rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đau ê ẩm. Một chiếc xương chân của tôi bị gãy ra. Tôi cố lê về đây đấy, bác ạ!Bác Bàn buồn rầu:- Vết thương của tôi nặng quá, tôi sợ mình không qua khỏi…Bác Ghê vội vàng:– Ấy, ấy, bác đừng nghĩ đến chuyện đó, tôi sợ lắm.– Tôi và bác phải thoát ra khỏi chốn này thôi – bác Bàn kêu lên.– Tôi không đi với bác được đâu.Bàn ôm mặt rầu rĩ:– Sao tôi khổ thế này.Ghế vội an ủi bạn:— Thôi, bác đừng khóc nữa. Bác khóc thế có ích gì đâu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải ra sức phục vụ cho các cô, các cậu học sinh cơ mà!Bàn ôm chầm lấy Ghế, vừa cảm động về tấm lòng cao thượng của Ghế, vừa ân hận về thái độ bi quan của mình. Mấy giây trôi qua, hai người bạn ấy nhìn nhau bằng ánh mắt đầy nghị lực: “Ngày mai chúng ta sẽ đề nghị nhà trường đưa đi chữa bệnh. Chúng ta sẽ lên tiếng khuyên các cô, cậu học sinh giữ gìn của công, phải có ý thức mới được.” “Nhất định sẽ là như vậy, sẽ là như vậy”.Vừa lúc đó, đội “Sao đỏ” của trường đi tới. Em vội báo cáo về việc bàn và ghế bị hư hỏng, đi “chữa bệnh”. Hình như bàn và ghế cùng nghe được câu nói đó, quên cả đau nhảy lên vì vui sướng.

5 tháng 5 2020

Ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc nòi Rồng, con trai của Thần Long Nữ. Gia tộc ta định cư hàng ngàn năm nay tại vùng đất Lạc Việt phì nhiêu. Sinh ra, ta đã mang mình rồng, có sức khoẻ vô địch và biết rất nhiều phép lạ. Họ hàng nhà rồng của ta vốn quen sống dưới nước nên chỉ thỉnh thoảng mới lên trên mặt đất. Mỗi khi lên cạn, là thường dùng phép thần thông của mình để diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thương đời sống của nhân dân còn cực khổ, ta bèn dạy họ trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, ta lại về thủy cung báo hiếu với Thần Long Nữ - mẫu hậu của mình. Chỉ khi có việc cần ta mới hiện lên.

Vào một ngày đẹp trời, trong khi đang đi thăm thú dân tình, ta gặp một người con gái xinh đẹp tuyệt trần đang dạo bước gần cung điện Long Trang. Hỏi ra mới biết nàng tên gọi Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông sinh sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng tìm đến thăm. Sau nhiêu lần trò chuyện, ta và nàng đem lòng thương mến nhau rồi chúng ta kết duyên vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ta hạnh phúc vô cùng khi ít lâu sau Âu Cơ mang thai. Sau chín tháng mười ngày, thật kì lạ, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Kì lạ hơn nữa, trăm trứng nở ra một trăm chú bé con bụ bẫm, trắng trẻo, hồng hào. Trông chúng mới đáng yêu làm sao. Bởi ta là giống Rồng, vợ ta - nàng Âu Cơ lại là giống Tiên nên những đứa con của chúng ta sinh ra không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô và đứa con nào cũng có sức khoẻ như ta. Từ khi có đàn con khoẻ mạnh, xinh đẹp, cuộc sống của vợ chồng ta ngày càng hạnh phúc và vui vẻ. Cung điện lúc nào cũng rộn rã tiếng, cười nói, nô đùa của bọn trẻ. Thế nhưng không hiểu sao trong lòng ta luôn cảm thấy một nỗi trống trải không yên. Đó là nỗi niềm nhớ sông, nhớ nước, nhớ quê hương...da diết. Nỗi nhớ cứ ngày một trào dâng trong lòng ta. Cuối cùng, không thể sống mãi trong nỗi nhớ nhung được nữa, ta đành từ biệt người vợ yêu và đàn con để trở về thuỷ cung. Thật tội nghiệp! Âu Cơ phải ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ đợi mong ta quay về. Ta biết nàng buồn tủi cho phận mình lắm! Nhưng ta cũng không thể sống mãi trên cạn được. Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Cuối cùng, sau bao ngày trăn trở nghĩ suy, ta quyết định nói hết tâm ý của ta cho nàng. Hiểu được suy nghĩ và những khó khăn của ta, Âu Cơ đồng ý đưa năm mươi con lên núi. Năm mươi người con còn lại theo ta xuống biển. Tuy xa cách nhưng khi có việc vẫn giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn ước.

Với tài năng và sức mạnh của thần, người con trưởng của ta theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trong triều đình có tướng văn, tướng võ. Những đứa cháu của ta sinh ra trai thì gọi là lang, gái thì gọi là Mị Nương. Con cháu ta thay phiên nhau đời đời cai quản đất Phong Châu. Hiệu Vùng Vương được giữ đến 18 đời. Cứ cha truyền con nối không hề thay đổi.

Dù sống xa sông cách núi nhưng con cháu của ta luôn tự nhắc nhở nhau biết mình đều là con Rồng, cháu Tiên, phải thương yêu, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng thêm phồn vinh, hùng cường.