K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

BÀI 13: TIẾNg GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh)

A) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

B) HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

1) Đọc văn bản:

2)Tìm hiểu văn bản:

Câu 1: Cảm xúc của tác giả khi được khơi gợi từ âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân xa

Tiếng gà trưa

Nhớ về kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với hình ảnh đàn gà và người bà.

Khẳng định mục đích chiến đấu.

Câu 2: Những kỉ niệ tuổi thơ

*Tiếng gà trưa

-Ổ rơm..... trứng, gà mái mơ, gà mái vàng.

-Tiếng bà mắng:- Gà đẻ... -Tay bà khum soi trứng...→Bà lo cho đàn gà→Ôi cái quần... cái áo.

→Tình yêu thương bà, yêu làng quê

Câu 3: Hình tượng người bà.

-Tiếng bà vẫn mắng→Vì lo cho cháu.

-Tay bà khum... chắt chiu... lo gà toi...sương muối...bán gà→Cháu được quần áo mới.

→Tình cảm lớn lao của à dành cho cháu.

Thể hiện tình bà cháu sâu nặng, bà yêu thương lo cho cháu; cháu yêu quý bà và kính trọng bà.

Câu 4: Khổ cuối

-Tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc

-Cháu chiến đấu

Vì: lòng yêu Tổ Quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà... ổ trứng hồng

⇒Là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước.

Câu 5: Nghệ thuật

-Thể thơ: thơ 5 chữ(ngũ ngôn) có biến đổi.

-Ngôn từ: gần gũi, mộc mạc, tự nhiên, dễ hiểu

-Chủ yếu gieo vần chân, vần cách

-Hình ảnh thơ: quen thuộc, gần gũi.

-Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ.

*Ý nghĩa văn bản: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.

(Vnen7: tick hộ mk nha).

3 tháng 12 2017
Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Câu 1:

- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2:

Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

Câu 4:

- Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:

+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".

+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

- Cách miêu tả:

+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.

+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

- Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:

+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.

+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

Câu 5:

Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên "người khách" đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia "người khách" ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

Câu 6:

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

Câu 7:

Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.

Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi "hoa" (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.

Trong khi đó, trăng trong "Rằm tháng riêng" là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

13 tháng 4 2018

(Bài này mk học r nên đúng đấy. Bn tham khảo 1 số phần nhé, mk k có time làm hết :) )

B. Hình thành kiến thức

1. Cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.

a) Dấu chấm lửng

(1)

- Dấu chấm lửng được dùng để biểu thị rằng còn nhiều loại hình nghệ thuật nữa chưa kể hết.

- Dấu chấm lửng được dùng để giãn cách, tạo sự bất ngờ cho thông tin xuất hiện phía sau.

- Dấu chấm lửng được dùng để biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do lo sợ và mệt mỏi.

(2)

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết : Vd1

- Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng : Vd3

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm : Vd2

b) Dấu chấm phẩy (Dcp)

(1)

- Vd1 : Dcp dùng để tách các bộ phận của phép liệt kê trong câu.

- Vd2 : Dcp dùng để tách các bộ phận của câu ghép.

- Vd3 : Dcp dùng để tách các bộ phận của câu ghép.

(2)

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp: Vd2

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp: Vd1

c) Dấu gạch ngang (DGNg)

(1)

\(\odot\) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].

\(\odot\) Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ !

Ngài cau mặt, gắt rằng :

- Mặc kệ !

\(\odot\) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể.

(2)

Các nhận xét đúng:

- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu.

- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

2. Văn bản đề nghị.

a)

b)

___ 1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

___ 2. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị

___ 3. Tên văn bản : Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)

___ 4. Nơi (người) nhận đề nghị

___ 5. Người (tổ chức) đề nghị

___ 6. Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

___ 7. Chữ kí và họ tên người đề nghị

c)

C. Luyện tập

1.

a) Dcl được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết.

b) Dcl được dùng để thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

c) Dcl được dùng để thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

2.

(a) - 1

(b) - 1

(c) - 2

3. Phân biệt công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối.

  1. DGNg (Dấu gạch ngang) --- (Công dụng) Đánh dấu bộ phận chú thích.

  2. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  3. DGNg --- Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của nhân vật.

  4. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  5. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  6. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  7. DGNg --- Nối các từ trong 1 liên danh.

  8. DGNg --- Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của nhân vật.

  9. DGN (Dấu gạch nối) --- Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

  10. DGN --- Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

  11. DGN --- Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

4. Tình huống 1 cần viết giấy đề nghị.

D. Vận dụng

1. Đoạn văn bn tự viết, chủ đề tự do nên k khó nhé.

2.

Vd: Trong lớp học, một số quạt bị lung lay, có nguy cơ hỏng cao, rất nguy hiểm. Cả lớp cần viết giấy đề nghị nhà trường cho người sửa chữa hoặc thay mới những chiếc đó.

3. (Nguồn : Soạn bài văn bản đề nghị

Lí do viết đơn và lí do viết đề nghị:

- Giống: Viết đơn và viết đề nghị đều đề bạt một nguyện vọng với cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.

- Khác: Khi viết đơn chĩ trình bày lí do để đạt nguyện vọng. Còn với văn bản đề nghị không chỉ trình bày lí do mà có thể cần phải cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người nhận biết.

_Mioh_

15 tháng 4 2018

Cảm ơn bn nhìu nhak!hihivui

23 tháng 11 2016

a,thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-đặc điểm ;

-số chữ ;7 chữ

-số dòng;4 dòng

-hiệp vần;chữ cuối cac dòng 1-2-4

- ngắt nhịp; 4/3

 

23 tháng 11 2016

b. thời gian ;vào đêm khuya , lúc trăng tròn

ko gian; trăng rộng bao la, bát ngat và tràn đày sức sống mùa xuân trong đem rằm tháng giêng

22 tháng 1 2019

1. Tìm hiểu đề: xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi phải sai lệch.

  • Xác định vấn đề: Ý nghĩa của việc đọc sách trong cuộc sống con người.
  • Đối tượng và phạm vi: Vai trò và giá trị của sách đối với đời sống con người.
  • Khuynh hướng nghị luận: khẳng định việc đọc sách là hết sức cần thiết
  • Yêu cầu: Dùng lí lẽ để bàn luận về giá trị của sách, dùng nhiều dẫn chứng thực tế để mình họa cho lợi ích mà việc đọc sách mang lại.

2. Lập ý cho đề bài

  • Xác lập luận điểm:
    • Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.
    • Chúng ta khẳng định lợi ích của việc đọc sách là tốt, là cần thiết.
  • Tìm luận cứ
    •  Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.
    •  Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.
    •  Sách  bổ sung trí tuệ cho mỗi người.
    •  Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.
    •  Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.
    •  Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.
    •  Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.
    •  Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.

3. Xây dựng lập luận

  • Giới thiệu về sách
  •  Nêu lên lợi ích của việc đọc sách.
  •  Hành động của mỗi người khi nhận thức được lới ích của việc đọc sách.
22 tháng 1 2019

NCTK sai zui mink dang yeu cau neu len dan y cua bai ma

9 tháng 12 2016

. !? . Bài nào bạn. Cho mình xin đề bài ^^ ! .-. :)).
. Bạn để vậy mình biết câu nào mà trả lời đây :))!?
 

9 tháng 12 2016

cảm nghĩ về dòng sôngbanhqua

mình gửi ãnh mà ko dươk

mình hỏi lại thầy phynit òi

 

20 tháng 9 2016
  • Ai về tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

  • Ai về tôi gửi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

  • Anh em cốt nhục đồng bào

Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.

Lo là ăn thịt ăn xôi

Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.

  • Anh em ăn ở thuận hòa

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

  • Anh em hiền thậm là hiền

Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.

  • Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy

  • Anh em trai ở với nhau mãn đại

Chị em gái ở với nhau một thời

Dù ai nói ngược nói xuôi

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

  • Ân cha lành cao như núi Thái,

Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,

Dù cho dâng trọn một đời,

Cũng không trả hết ân người sinh ta.

  • Anh đi vắng cửa vắng nhà

Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?

Cá rô anh chặt bỏ đuôi

Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.

  • Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.

  • Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

  • Ân cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

  • Áo vá vai, vợ ai không biết

Áo vá quàng, chỉ quyết vợ anh.

B

  • Ba đồng một khía cá buôi

Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.

  • Bao giờ cá lý hóa long

Đền ơn cha mẹ bỏ công sinh thành.

  • Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.

Một tay tuốt chỉ luồn kim

Một tay làm ruộng, một tìm hái rau.

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một cầu cúng ma.

Một tay khung cửi, guồng xa

Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.

Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.

  • Bướm vàng đậu đọt mù u

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.

9 tháng 5 2016

IXL là j?

9 tháng 5 2016

Mình đăng ký cho bạn thì mình sẽ biết mật khẩu của bạn nên mình sẽ chỉ bạn.

Trên thanh trên cùng : bạn nhấn nút (Play), nó sẽ ra 1 cái bảng, bạn tìm sẽ thấy phần "Become a member today!" rồi nhấn "Join now" phía dưới. Rồi bạn đăng ký là OK.

 

20 tháng 11 2018

1. Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Trả lời:

Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8).

- Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.

20 tháng 11 2018

Mai Đức Trung

Nguyễn Trần Quang Minh

Nguyễn Khánh Toàn

Ngô Minh Phúc

Lê Nguyễn Hoàng Minh