K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

refer

Kí ức của con người luôn ghi dấu những điều đẹp nhất về quê hương, gia đình, xứ sở của họ, nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Lớn lên, đi xa vào đời, đi đến đâu cũng đều mang trong mình màu sắc của nơi ta đã lớn lên, chả phong cảnh nơi đó. Như những người con quê tôi, phóng khoáng và dịu dàng như nước, như trời nơi Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Đông Bắc Bộ, thuộc bờ biển Đông Bắc Việt Nam. Phải mất hàng triệu năm, đá xô sóng, sóng xô gió, vận động không ngừng nghỉ mới tạo nên một tác phẩm địa lí hoàn mỹ như thế, rộng lớn như thế, xanh rờn như thế. Toàn bộ vịnh có diện tích khoảng 1553 km vuông, có tới 1960 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, phần lớn trong đó là các đảo đá vôi.

 

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...

.âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

20 tháng 3 2022

tham khảo 

Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,… Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

 

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.



 

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng -Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........-Kết bài...
Đọc tiếp

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:

-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng 

-Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.

-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.

-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........

-Kết bài khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành, liên hệ thực tế bản thân......

Thứ 3 tuần này mình kt rồi nên mong các bạn giúp mình làm thật nhiều bài tham khảo có giá trị, phong phú, không copy quá nhiều trên mạng chỉ dựa vào, mình không phải quá đáng đâu, nhưng những bài mình từng đọc qua thì không có những yếu tố trên nên mình muốn tham khảo thật nhiều những ý kiến để làm bài kiểm tra đạt kết quả ! Rất mong các bạn giúp đỡ mình!!!!!!!!! Thật nhiều bài nha, nhưng đừng có trùng nhau, mình ko đọc ha lần đâu, mình cũng đã đọc nhiều bài rồi mong các bạn đừng copy ý quá nhiều trên mạng, mình cần thêm ý kiến cho bài tập làm văn này!!!!!!!!

1
10 tháng 3 2019

Nhưng mà mình chỉ tham khảo chứ không copy y chang đâu, mong các bạn giúp mình!!!!!!!!

19 tháng 12 2016
A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

- Tác dụng của chiếc nón láchiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”


Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)

C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)
 Bài này nữa :Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước.
  
21 tháng 11 2017

Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995).

Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn : nón rơm – mũ rơm, hay nón nỉ – mũ nỉ.

Nón lá trông thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật công phu và tỉ mỉ. Vật dụng làm nón gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ là du quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là bồ quy diệp), mềm và mỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; còn lá già, dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.

Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để cho khô quá, rồi đem ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng.

Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đoác).

Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm sẵn, có 16 vành (cũng khác với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cô đội, có đến 18 vành).

Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt vô khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quê ta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày nay.

Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ không ở nơi đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế. Mỗi buổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhô, làm đẹp các ngả đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương xanh biếc. Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng : “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây che có nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lòng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”. Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình yêu còn nép sau vầng trán./Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V).

Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao công dụng. Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nước uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa…

Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

30 tháng 1 2017

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.

ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Chúc cậu học tốt nha banh

10 tháng 1 2021

cậu tham khảo bài văn này nha

Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học ấy không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm lên giá trị của một tác phẩm văn chương cũng như góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm phong phú, đồ sộ không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người thực hiện đồng hóa.

Tuy nhiên, với những yếu tố tốt đẹp được đưa vào nước ta thì cha ông ta vẫn có ý thức tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận không rập khuôn, hình thức mà là tiếp nhận có sáng tạo. Trong sự tiếp nhận sáng tạo đó có thể thơ song thất lục bát, các tác giả trung đại đã sử dụng thể thơ song thất lục bát vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng đó cho nền văn học dân tộc.

Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ mà mỗi bài có tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Cấu trúc về mặt hình thức này được khái quát ngay trong tên gọi của thể thơ: “Thất ngôn bát cú” trong đó ngôn là chữ, thất ngôn là bảy chữ, “cú” là câu, bát cú có nghĩa là một bài thơ bao gồm tám câu. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể, đó là thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ qua đèo ngang thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa”

Qua câu thơ trên, ta có thể thấy tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng “tới” cũng tức là vần trắc. Vì vậy mà ta có thể khẳng định đây là bài thơ thuộc thể trắc. Chính cấu tạo bằng trắc của thể thơ song thất lục bát đã tạo ưu thế cho thể thơ này, có chính là nhạc điệu, có khi tinh tế, có khi uyển chuyển cân đối, sự linh hoạt trong nhịp điệu này làm cho lời thơ, bài thơ có sự du dương, như một bản tình ca. Nói về vấn đề quy định của các tiếng bằng trắc trong câu bằng một sự khái quát sau: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh. Có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất chặt chẽ về các vần bằng chắc, nếu không tuân thủ theo những quy định của thể thơ thì có thể coi là phá luật.

Xét về bố cục của thể thơ song thất lục bát ta có thể thấy thể thơ này gồm có bốn phần. Trong đó, câu thơ đầu là câu phá đề, đây là hai câu mở đầu của bài, giới thiệu về nội dung mà các tác giả muốn đề cập đến. Câu thơ sau nữa gọi là câu thừa đề, câu này có tác dụng chuyển tiếp vào bài, tức là kế thừa và phát triển những nội dung của hai câu phá đề. Hai câu này được gọi là hai câu đề. Hai câu thực là câu ba và câu bốn, đây là các câu dùng để giải thích, nói rõ hơn về vấn đề cần trình bày. Sau hai câu thực là hai câu luận, đó chính là câu thơ thứ năm và câu thơ thứ sáu có vai trò mở rộng và tiếp tục bàn luận về nội dung của bài thơ. Phần cuối cùng của một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật đó là câu kết, chính là câu thơ thứ bảy và thứ tám của bài thơ, dùng để kết luận, chốt lại vấn đề cần trình bày của bài thơ.Về nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát cũng vô cùng uyển chuyển, linh hoạt, có thể là nhịp 4/4; nhịp 2/2/2/2 . Chẳng hạn như:

“Bước tới/đèo ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/ lá chen hoa”

Như vậy, thể thơ song thất lục bát là thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học Trung Quốc, sau đó thông qua quá trình đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt của vần, của nhịp thơ.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.3

   

 

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

t T b B t T B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

t B b T t B B

   Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

   

 

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

   Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

   Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

   Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

   Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

25 tháng 3 2021

bạn có thể tham khảo trên mạng 

14 tháng 8 2017

Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

   - Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

   - Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   - Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

   - Tìm bố cục thích hợp

  Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   - Phương pháp liệt kê.

   - Phương pháp nêu ví dụ.

   - Phương pháp dùng số liệu.

   - Phương pháp so sánh.

   - Phương pháp phân loại, phân tích.