K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2021

con cãi cha mẹ trăm đường con hư

2 tháng 5 2021

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

#Ninh Nguyễn

18 tháng 1 2018

Truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã quy định một số khuôn mẫu làm người, trong đó có mối quan hệ của con cái đối với cha mẹ,con cháu đối với ông bà. Ngoài lòng hiếu kính thì người con còn có bổn phận phải biết vâng lời dạy bảo của các bậc sinh thành. Bổn phận đó được ông bà ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

“ Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”

Bằng cách so sánh hiện tượng cá bị ươn khi không được ướp muối mặn, câu tục ngữ khẳng định nếu con cái mà không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ thì sẽ hư hỏng. với hình ảnh so sánh thật cụ thể nhưng lại có tính thuyết phục rất cao. Bởi lẽ, cha mẹ là người sinh ta ra, nuôi dưỡng ta nên người, cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình ngoan ngoãn và trưởng thành. Cha mẹ rất thương yêu con cái, vì thương yêu nên muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất và bổn phận làm con là phải biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ để trở thành người tốt trong xã hội. Và cha mẹ là người chin chắn, có đạo đức, nên những lời giáo huấn của người là những điều hay lẽ phải, hợp đạo nghĩa.

Hơn nữa, những lời khuyên dạy của cha mẹ thường được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, nên vừa có giá trị đạo đức, vừa có tác dụng thực tiễn. Những điều đó sẽ giúp ta thành  đạt hơn trong cuộc sống và khi bước vào đời ta sẽ đỡ cảm thấy bỡ ngỡ và lạc lỏng hơn nữa. Cho nên nếu như con cái mà không nghe lời cha mẹ thì con cái sẽ trở thành một người hư hỏng vì không cha mẹ nào đi dạy cho con cái những điều xấu, trái đạo đức.

Thực tế cho thấy, lịch sử các triều đại phong kiến nước ta cho thấy vị vua nào không tuân theo lời giáo huấn của tiên vương để chăm lo việc nước mà lại đam mê tửu sắc thì thường bị mất ngai vàng. Và cuộ sống quanh ta đã diền ra biết bao nhiêu cảnh con cái không vâng lời cha mẹ,luôn cãi lời cha mẹ không lo học hành mà thường hay bỏ học trốn học, chơi game, rượu chè, thuốc lá theo lời xúi giục của bạn bè cứ mãi mê ăn chơi rồi dẫn đến sự sa đọa và cuối cùng thì hủy hoại tương lai của mình, trở thành một kẻ thất nghiệp, có khi sa vào các tệ nạn xã hội. Trong khi đó các bạn khác thì vâng lời bố mẹ chăm lo học hành, chăm chỉ làm viecj giúp đỡ bố mẹ và người đó trở thành một người con chăm ngoan hiếu thảo, học hành thành đạt, có địa vị trong xã hội.

Nhưng đôi khi, che mẹ do không nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng của con cái nên những lời khuyên bảo của cha mẹ có lúc lại làm cho con mình không thể nào phấn đấu được. Chẳng hạn như, một người muốn chọn học ngành , chọn trường đại học kia cho phù hợp với năng lực, sở thích và đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cuối cùng phải chiều theo ý bố mẹ chọn ngành nghề không đúng với nguyện vọng uối cùng có nhiều người phải chán nản và không có hướng phấn đấu. Có khi lời khuyên của cha mẹ lại nhắm vào quyền lợi cá nhân, của gia đình, lại xung đột với quyền lợi của xã hội. Trong những trường hợp này,ta cần kiên nhẫn giải thích và thuyết phục cha mẹ thay vì chúng ta vâng lời cha mẹ một cách mù quáng.

Là người con chúng ta phải biết kính trên nhường dưới, vâng lời lễ phép với ông bà cha mẹ. Đạo làm con chúng ta phải giữ trọn chữ hiếu, chúng ta không nên cãi lời ông bà cha mẹ: “ Cá không ăn muối cá ươn,Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Câu tục ngữ là lời giáo dục tình cảm, đạo đức con người về lòng hiếu kính , thương yêu cha mẹ, quan hệ đầy tình nghĩa với hàng xóm,họ hàng, với mọi người chung quanh ta.

18 tháng 1 2018

đoạn văn mà bạn

Bài 1 : 

                        Cá không ăn muối cá ươn,

               Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

 Câu tục ngữ trên cho em thấy bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được . Vì vậy , câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

29 tháng 3 2020

Bài 2: Sống có trách nhiệm là như thế nào? Có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, nhưng nhìn chung, sống có trách nhiệm là sống đẹp, sống có ích cho đời, sống độc lập và sống theo cách biết làm chủ bản thân. Chính mỗi con người hẫy luôn sẵn sàng đón lấy và chấp nhận những lựa chọn của mình. Và hơn hết, là một học sinh, mỗi chúng ta cần học cách sống có trách nhiệm. Ví như thầy cô giao cho bạn một bài tập khó, bạn phải cố gắng hết sức để làm nó bằng cả công sức của mình. Chứ không phải lên mạng rồi nhờ người khác làm giúp và chép vào. Ôi! Lại có những bạn học trò ngụy biện rằng mình chỉ tham khảo bài văn của người khác để biết thêm thông tin. Thật buồn cười! Trách nhiệm? Bạn đã có hay chưa? Vì thế, mỗi chúng ta hãy làm bằng cả tâm huyết, công lao của mình chứ đừng quá nhờ vả người khác. Nếu thế bạn cũng chỉ là cái bóng bị người khác giẫm dưới chân mà thôi!! Trách nhiệm đối với tôi là thế, còn bạn thì sao?

11 tháng 2 2020

1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.

3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.

4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.

5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

16 tháng 4 2017

1. Mở bài

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí, đề cao chữ hiếu.

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì mới đúng đạo lí ở đời. Để răn dạy thế hệ trẻ, ông cha ta đã có câu:

Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao

- Giải nghĩa các từ ngữ: cá ăn muối: cá ướp, thấm muối (nghĩa tường minh).; cá ươn: cá chết, thịt đã biến chất, có mùi hôi (nghĩa chính).

- Giải thích nghĩa hàm ẩn của câu ca dao: Con cái không nghe theo lời dạy bảo đúng đắn cha mẹ là con hư và khó có thể nên người.

b. Bình luận câu ca dao

+ Mặt đúng

- Con phải kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con.

- Cha mẹ là những người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cũng mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha mẹ đối với con cái là rất cần ‘thiết, quý báu, con cái nên nghe theo.

+ Mặt cần bàn thêm

-Theo quan niệm trước đây: người con phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ (dù đúng hay sai).

-Theo quan niệm ngày nay: người con có quyền bày tỏ ý kiến của mình trước một vấn đề nào đó của gia đình, với thiện chí và mục đích xây dựng. Cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái, nếu thấy đúng, nên tham khảo.

c. Bài học rút ra từ câu ca dao trên

- Con cái phải lễ phép, kính trọng và vâng lời cha mẹ.

- Vâng lời là biểu hiện của lòng biết ơn và sự hiếu thảo đối với cha mẹ.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu ca dao và bài học đạo lí mà ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ trên.

6 tháng 12 2018

1 , vì nó ko biết nấu chín

2, cá trong chảo

6 tháng 12 2018

Trời sinh ra thế

Cá cược

23 tháng 12 2019

1.con cua

3.cá  heo

6.cờ

7.ướt

8.cá tính

1.  Con cua

2. Ko biết

3. Cá heo

4. Ko biết

5. Con bói cá

6. Chơi cờ

7. Bị ướt

8. Chịu

Nghĩa đen : Hiện tượng cá bị ươn khi không được ướp muối mặn.

Nghĩa bóng: Nếu con cái mà không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ thì sẽ hư hỏng.

cảm nghĩ về đoạn truyện sau                                             MÓN QUÀ CHO NGƯỜI ĂN XIN            Ngày xưa, có hai người ăn xin đã nhận được món quà: một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Một người lấy rổ cá lớn và một người còn lại thì đã lấy một chiếc cần câu, rồi hai người chia tay nhau rời đi.            Người lấy rổ cá dùng gỗ khô để đốt lửa và nấu cá, anh ăn lấy ăn để, chỉ trong...
Đọc tiếp

cảm nghĩ về đoạn truyện sau

                                             MÓN QUÀ CHO NGƯỜI ĂN XIN

            Ngày xưa, có hai người ăn xin đã nhận được món quà: một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Một người lấy rổ cá lớn và một người còn lại thì đã lấy một chiếc cần câu, rồi hai người chia tay nhau rời đi.

            Người lấy rổ cá dùng gỗ khô để đốt lửa và nấu cá, anh ăn lấy ăn để, chỉ trong nháy mắt ngay cả nước nấu cá anh cũng húp hết. Không lâu sau, anh chết vì đói ở bên cạnh cái rổ không.

            Người ăn xin còn lại thì tiếp tục chịu đói, cùng với chiếc cần câu khó khăn đi tới biển, nhưng khi nhìn thấy biển xanh không còn xa thì chút sức lực cuối cùng của anh ta cũng không còn nữa. Anh ta chỉ có thể rời bỏ thế giới với vô vàn tiếc nuối.

            Sau đó lại có hai người ăn xin nọ, họ cũng nhận được một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Chỉ có điều họ đã không đi theo con đường riêng của mình, mà đã đồng ý cùng nhau tìm ra biển. Mỗi lần họ chỉ nấu một con cá và sau một chuyến đi dài, họ đã ra đến biển.

            Kể từ đó họ bắt đầu cùng nhau đánh cá qua ngày. Vài năm sau, họ xây được một ngôi nhà, có gia đình, con cái và có thuyền đánh cá của riêng mình, sống một cuộc sống hạnh phúc và an lành.

  

1

tk#

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 1

Tình thương của con người biển cả mênh mông, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Con người của chúng ta sinh ra ai ai đều cũng cần phải có tình thương, lòng nhân ái. Điều này được thể hiện qua câu chuyện người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.

Một người ăn xin đôi mắt đỏ hoe, nước mắt dàn dàn, đôi môi nhợt nhạt, áo quần tả tơi chìa tay ra xin tiền. Nhưng không may lúc đó nhân vật không có tiền và nắm lấy bàn tay của nông lão và nói cháu không có gì để cho ông cả. Đổi lại không một lời trách móc ông lão nắm lấy tay và bảo “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”, khi ấy nhân vật của chúng ta mới bừng tỉnh và cảm giác vừa nhận được điều gì từ ông lão.

 

Rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên rằng giữa ông lão và nhân vật trong câu chuyện đều không nhận được một vật hữu hình nào mà bảo là đã nhận được những điều hết sức quý báu. Ông lão đã nhận được tình yêu thương từ nhân vật tôi, sự cảm thông và chia sẻ ấy chính là điều mà ông lão cảm thấy mình xứng đáng được nhận nhất. Tình thương chính là điều mà khó định nghĩa nhất và rõ ràng cả nhân vật tôi và ông lão đều cảm thấy mình đã nhận được điều này. Không có tình thương thì chúng ta sống trên cuộc đời này sẽ cảm thấy vô nghĩa. Chính tình yêu thương sẽ làm cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Mặc dù chúng ta có giàu có đến cỡ nào, có sống trong lâu đài uy nghi tráng lệ đến đâu mà trái tim không biết đồng cảm yêu thương người khác thì cũng vô nghĩa. Tất cả những giá trị vật chất một một ngày nào đó sẽ mất đi nhưng chỉ có tình người là luôn còn nguyên vẹn đối với tất cả chúng ta. Một cái nắm tay giữa những ngày đông lạnh giá cũng đủ để chúng ta cảm nhận được tình thương này là vô cùng quý giá. Như trong chính câu chuyện trên vậy giữa hai người đã cho nhau vật chất nào đâu nhưng vẫn cảm nhận được những điều tốt đẹp từ trong điều đó.

Tình yêu thương là món quà vô cùng kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho tất cả chúng ta. Không cần tiền bạc, địa vị cao sang, chỉ cần tình yêu thương là đủ để cho cuộc sống này ý nghĩa biết bao nhiêu.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 2

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

 

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời dặn dò chúng ta hãy biết cảm thông xót thương, chia sẻ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn những thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

 

Thế nhưng giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khi họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn.

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 3

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.

Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều có nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.

 

Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.

Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thương và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.

Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.

Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.

Tôi cũng như các bạn ngày nay thật may mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.

Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

 Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 4

Tôi đã từng đọc được một câu chuyện có tên "Người ăn xin" và muốn được trích dẫn để các bạn cùng đọc:

"Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)"

Hình ảnh ông lão lấy tay nắm chặt lấy tay người thanh niên làm tôi day dứt mãi, bất chợt tôi nghĩ đến lòng nhân ái trong cuộc sống ngày hôm nay...

Lòng nhân ái tưởng chừng như là điều đơn giản và luôn thường trực trong mỗi chúng ta. Nhưng ta đâu biết, cuộc sống ngày càng phát triển, con người đã dần quên mất bản chất thật sự của lòng nhân ái là gì. Theo từ điển, lòng nhân ái chính là vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, nó có thể gắn bó, kết nối đưa mọi người đến gần nhau hơn. Lòng nhân ái còn là tình cảm xuất phát từ trái tim, là cho đi không cần nhận lại. Hay đơn giản chỉ là sự thấu hiểu, cảm thông và hành động chia sẻ. Cũng giống như hành động của cậu bé trong câu chuyện Người ăn xin, cậu chẳng có gì cho ông lão, chỉ biết đưa tay nắm lấy đôi bàn tay run rẩy vì lạnh của ông. Nhưng cậu đâu biết cậu vừa trao đi một thứ tình cảm rất đặc biệt, đó là sự cảm thông chân thành nhất xuất phát từ trái tim, chính tấm lòng nhân ái của hơi ấm tim cậu bé đã truyền qua tim ông lão làm ông rơi nước mắt. Giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự biết ơn. Cả ông lão và cậu bé đều đã cho đi và nhận lại một giá trị vô cùng thiêng liêng đến từ chính cảm xúc của họ. Và lòng nhân ái đôi khi chỉ đơn giản là như thế...sự sẻ chia, thấu hiểu.

Xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn vào vòng xoáy tiền bạc, kinh tế, suốt ngày bận rộn. Họ mải chạy theo dòng chảy cuộc sống mà quên đi những giá trị bên cạnh, quên mất cách thể hiện tình yêu thương với những người xung quanh, thậm chí là với ngay chính người thân của họ. Nhưng ta đâu biết rằng càng như thế giữa người với người càng cần có sợi dây tình nghĩa buộc chặt lại với nhau. Chẳng phải vô cớ mà người xưa có câu "tình làng nghĩa xóm". Con người ở cạnh nhau được là bởi có sự thấu hiểu, chia sẻ. Thử hình dung nếu hai người yêu nhau mà không có sự thấu hiểu, không chịu cảm thông cho nhau, không có sự xuất phát tình cảm từ trái tim chân thành thì sẽ như thế nào? Hoặc giữa ba mẹ và con cái, nếu không có sự bao dung, lời an ủi, chia sẻ, động viên thì tình mẫu tử có thật sự được gọi là bền chặt? Chúng ta cứ nghĩ rằng thương người chính là quăng cho họ một đống tiền và để đó.

Bạn thấy một người ăn xin bên đường bạn sẽ làm gì? Sẽ cúi xuống hoặc thậm chí là đứng đó tiện tay "ném" vào chiếc rổ của họ vào đồng tiền lẻ và thản nhiên gọi đó là tình thương. Bạn có nghĩ họ cần điều đó? Tôi còn nhớ đã được đọc đâu đó một câu chuyện về một cô bé mồ côi đi bán vé số dạo, có một bác lớn tuổi đến và mua vé số nhưng không nhận tiền thừa, cô bé cương quyết gửi trả lại và nói rằng chỉ nhận số tiền bằng giá trị tờ vé số bán ra. Thực chất ta luôn quy chụp điều bản thân cần cho người khác mà quên mất điều họ cần chỉ đơn giản là cái ôm thật ấm áp, cái nắm tay truyền cho nhau hơi ấm của tình yêu. Thời hiện đại, mọi thứ đều quy ra tiền, con cái nghĩ ba mẹ già rồi, chỉ cần thuê người chăm sóc, cho học vào viện dưỡng lão hay hàng tháng gửi tiền về là đã làm tròn chữ hiếu, là thể hiện tình yêu đối với đấng sinh thành. Nhưng đã bao giờ họ chịu hỏi điều ba mẹ muốn? Người già họ cần nhất là không khí gia đình, con cháu sum vầy, tiền tài, vật chất có ích gì khi đứa con của mình không hề muốn quan tâm đến ba mẹ của nó. Ta cứ mãi đem đến của cải mà quên mất cái quan trọng nhất là tình yêu thương - vốn thường trực trong tâm hồn mỗi người dần bị sự vô cảm lấy đi mất. Tôi tự hỏi lòng nhân ái của con người bây giờ đang ở nơi đâu?

Bạn đừng nghĩ lòng nhân ái là điều gì to lớn. Có những hành động đơn giản vô cùng nhưng chỉ cần xuất phát từ trái tim của bạn, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, ấy chính là bạn đã trao đi lòng nhân ái. Đó có thể là một cành hoa hồng nhỏ tặng cho cô lao công nhân ngày Quốc tế phụ nữ; đó chỉ là một lần tình cờ bạn dìu một cụ già sang đường, cụ nhìn bạn mỉm cười cảm ơn; đó là một lần bạn nói lời cảm ơn với những người giúp đỡ bạn, nói xin lỗi khi bạn sai; hay chỉ là một cái ôm ba mẹ thật chặt mỗi khi đi xa trở về nhà. Tất cả những điều đó vô cùng đơn giản đúng không? Vậy lòng nhân ái vốn dĩ vô cùng dễ cho đi và nhận lại. Chẳng qua ta cố tình lảng tránh, tìm cách ngụy biện cho mình, dần dần thành một thói quen xấu, ta quên mất đối xử với nhau luôn cần có trái tim chân thành.

 

Tôi thừa nhận bản thân đã có đôi lúc vô tâm, nhưng qua câu chuyện "Người ăn xin" dường như tôi đã nhận được rất nhiều, tôi đã học được bài học về lòng nhân ái. Mỗi ngày trôi qua hãy dùng trái tim của mình, yêu thương của mình lan tỏa giá trị của tình thương khắp moi nơi. Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh ông lão nắm chặt tay cậu bé và nói: "Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi!"

Thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 5

Có bao giờ bạn tự hỏi, điều gì gắn kết con người với con người? Điều gì khiến họ trở nên đẹp hơn, thay vì những sự ích kỷ, vị kỉ của bản thân có lúc bị lấn át? Trên đời thiện và ác luôn song hành, làm thế nào để ta luôn chiến thắng chính mà và trở nên tốt đẹp hơn? Đọc xong câu chuyện Người ăn xin, dường như ta nhận thêm một điểm sáng nữa về lòng nhân ái của con người.

Câu chuyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang lợi ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Đọc câu truyện đến đây, dường như ta được vỡ lẽ ra một điều. Đó thật sự không chỉ là một hành động của một tấm lòng nhân hậu tuyệt đẹp, đó còn là một sự cảm thương, yêu thương sâu sắc giữa người và người. Giữa mùa đông lạnh giá, cậu bé qua đường đã mang lại một món quà vô giá cho người ăn xin. Cái nắm tay trìu mến và cảm động, gợi một sự ứng xử cao đẹp, nhân ái. Và khi trao món quà ấy, hơi ấm từ người ăn xin cũng truyền lại cho cậu, cả hai đã tặng cho nhau một món quà từ tình thương, một sự sẻ chia, đùm bọc.

Câu truyện không dài, nhưng đọng lại cho ta nhiều dư ba vô cùng quý giá. Rốt cuộc cho và nhận. Không chỉ đơn thuần là những món quà từ vật chất, món quà của tinh thần có khi còn quan trọng và trìu mến hơn nhiều. Ta dành tình thương, ta nhận lại tình yêu, ta ban hạnh phúc, ta nhận lại niềm vui, có khi chỉ là một câu nói, hay một cử chỉ đẹp tất cả đều đáng quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Qua đó, dạy cho ta hãy biết cách sống yêu thương, hãy biết sẻ chia và cảm thông cho những số phận không may khác. Hãy luôn biết chia sẻ và ban tặng hạnh phúc, ta nhận lại sẽ là hạnh phúc và niềm vui của chính mình. Hãy luôn biết tôn trọng, và quan tâm tới mọi người. Phê phán những ai sống vô cảm, thờ ơ, thiếu tôn trọng người khác.

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu chuyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

Nghị luận về câu chuyện Một người ăn xin - Mẫu 6

Trong kho tàng văn học thế giới, có biết bao thiên tiểu thuyết đồ sộ. Bên cạnh đó, còn có những mẩu truyện rất ngắn, nhẹ nhàng, nhưng ý nghĩa của nó cũng không kém những thiên truyện kếch xù khác. Truyện Người ăn xin là một trong những truyện ngắn như vậy. Đây là một mẩu truyện ngắn với bức thông điệp về lòng nhân ái giữa con người với con người. Mẫu chuyện xoay quanh câu chuyện của một người ăn xin già đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.

Mẫu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép truyền đi thông điệp về lòng nhân ái, sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống này. Đó không phải là sự sẻ chia về vật chất, mà hơn hết, đó là sự chia sẻ, cảm thông là sự yêu thương, là sự đồng cảm với nhau về mặt tinh thần.

Câu chuyện chỉ có hai nhân vật: người ăn xin đã già và một cậu bé. Người ăn xin được tác giả miêu tả là một người đã già với "đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi". Như vậy, chúng ta thấy, đây không phải là một người ăn xin bình thường. Đây là một ông lão có hoàn cảnh đặc biệt, vô cùng khắc khổ. Tác giả không nói nhiều về hoàn cảnh của ông, mà thông qua việc miêu tả về ngoại hình, về sức khỏe và về cách ăn mặc, chúng ta biết được hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin. Chắc hẳn, đã nhiều ngày người ăn xin chưa được miếng gì vào bụng, thì đôi môi ông mới tái nhợt như thế. Chắc hẳn rằng, đã lâu lắm rồi ông không xin được bộ quần áo tử tế nào để khoác lên người để che cho mình khỏi cái nắng, cái gió.

Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin trông thật đáng thương, bởi vậy, cậu bé đã "lục hết túi này đến túi kia" để mong kiếm được một cái gì đó cho người ăn xin. Vậy nhưng, "không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết". Và cuối cùng, cậu đã phải trả lời ông lão với vẻ thất vọng và có lỗi: "Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!". Câu trả lời của cậu cùng hành động nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của người ăn xin quả thực đã khiến cho người đọc thấm ấp áp vô cùng. Và chắc chắn, khi thấy hành động cùng lời xin lỗi đó, người ăn xin đã cảm động biết bao. Qua cử chỉ, lời nói, hành động ấy, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, sự mong muốn sử chia xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của cậu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của người ăn xin.

 

Chắc hẳn rằng, nếu như, cậu bé có một cái gì trong túi, đồng xu hay bất kì một thứ nào đó, thì cậu hẳn sẽ cho hết ông lão mà không giữ lại bất cứ thứ gì cho mình. Thế nhưng, nhà văn đã tạo ra tình huống không có một cái gì cả. Thế nhưng không có mà lại có, không có vật chất nhưng có tình cảm, có tấm lòng. Người đọc thấy được khát khao muốn được "cho" muốn được chia sẻ của cậu bé là rất chân thành. Người đọc còn cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến của người "nhận" khi mà món quà được nhận lớn hơn tiền bạc, vật chất, đó là sự sẻ chia. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật "cho" và "nhận". Khi cậu bé "cho" ông lão sự cảm thông cũng là lúc cậu nhận được niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những hoàn cảnh khó khăn, cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin, đã làm cho người ăn xin cảm thấy ấm áp. Và chính lòng nhân ái của cậu đã cho cậu cũng nhận được một cái gì đó. Cuối truyện Tuốc-ghê-nhép viết: "Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông". Mặc dù người đọc không biết điều mà cậu bé nhận lại được từ người ăn xin là gì. Nhưng chắc chắn chúng ta biết, cậu nhận lại được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng của mình. Khi người ăn xin nói: "Cháu ơi ! Cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi", chúng ta biết người ăn xin đã cảm thấy được tấm lòng nhân ái bao la của cậu bé. Và chính sự thấu hiểu đó, đã khiến cậu bé bớt đi sự ăn năn lúc đầu vì không có bất cứ thứ vật chất nào để chia sẻ với người ăn xin.

Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ, chia sẻ. Thế nhưng, cũng thật đáng buồn, đáng phê phán thay vì vẫn còn có những người thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh của người khác. Con người dường như ích kỉ hơn, họ sống chỉ nghĩ đến bản thân mình mà quên đi đồng loại. Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là một hồi chuông cảnh báo cho thái độ sống, cách sống, cách đối xử giữa con người với nhau trong một cộng đồng, một xã hội. Câu chuyện đã để lại cho người đọc bài học ý nghĩa, sâu sắc.

4 tháng 4 2021

Này này anh ơi, cop vừa vừa thôi nhé anh =)))

-Lớp cá: cá chép , cá ngựa

-Lớp Lưỡng cư: ếch đồng , ếch ương , cóc , cóc tam đảo

-Lớp Bò sát: cá sấu , thằn lằn , rắn hổ mang

-Lớp chim: bồ câu , chim sẻ , công , gà , vẹt

-Lớp Thú: cá voi , chuột , mèo , hổ , trâu , bò

15 tháng 11 2016

Đừng có tưởng tượng nữa

15 tháng 11 2016

Ngừng tưởng tượng lại.