K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2016

1. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa:

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo. 
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta.
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. 

2 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Những nét chính về kinh tế văn hóa của cư dân Chăm - pa từ thế kỉ 2 đến thế

kỉ 10 là:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ.

- Ngoài ra làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

- Họ biết trong các loại cây ăn quả: cam, mít, dừa,... và các loại cây khác: bông, gai,...

- Biết khai thác lâm thổ sản: trồng hương, ngà voi, sừng tê,... và làm đồ gốm.

-  Người Chăm trao đổi buôn bán với nhân dân ở quận Giao Chỉ, Trung Quốc, Ân Độ.

4. Khúc Hạo đã đưa ra những cách là:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử nghười trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

             Ý nghĩa của những việc làm đó: 

- Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
- Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

5. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to. Cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

  Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
  Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

29 tháng 3 2017

nhớ viết đúng chính tả nha bạn

18 tháng 2 2021

1) Những việc làm của Lý Bí sau khi thắng lợi có ý nghĩa là: - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương. - Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

2)- Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3) Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

 Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
18 tháng 2 2021

#TK

Câu 7: Lí Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi?Những việc làm đó có ý nghĩa gì?

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.- Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.

Câu 8: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?

Dải đất hình chữ S của chúng ta đã có hàng ngàn nằm lịch sử, hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. Nhờ có công lao to lớn cùa cha ông ta mà đất nước được độc lập, tự do. Được hưởng một xã hội mới, công bằng- dân chủ- văn minh hơn. Tổ tiên ta đã mang đến cho chúng ta một nền văn hóa đa dạng phong phú. Có những phong tục, tập quán đặc sắc. Không chỉ vậy mà tổ tiên còn đem đến cho chúng ta một lòng yêu nước, một ý chí quyết tâm, kiên cường. Rèn luyện những con người qua thử thách, chông gai để có được ngày hôm nay. Để xứng đáng với những gì tổ tiên đâ để lại chúng ta cần học tập thật tốt để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu". Và có nghĩa vụ , trách nhiệm bảo vệ đất nước được hòa bình, độc lập.

Câu 9: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

8 tháng 2 2021

Câu 7:

Lí Bí đã làm sau khi khởi nghĩa thắng lợi:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

Ý nghĩa:  

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.

- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

Câu 8: 

-  Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Câu 9:  Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc vì:

- Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

8 tháng 2 2021

Câu 9 : Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

16 tháng 5 2016

 giúp mk câu này với

16 tháng 5 2016

Câu 1:

Địa giới chính trị:Cướp đoạt ruộng đất,cưỡng bức nhân dân cày cấy

Bộ máy cai trị:Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.

Kinh tế ,văn hóa:

Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm. 
Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
Thái độ: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.
Câu 2:
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu
Câu 3:
Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ. 

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm. - đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
những phong tục còn giữ được:chữ viết,ngôn ngữ,phong tục ngày tết,cách sống kính trên nhường dưới,lễ hội văn hóa,....

Lí Bí

Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.

Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.

Mai Thúc Loan

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

Phùng Hưng

Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) là quê của Phùng Hưng. Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là quan lang. Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. Là người rất khỏe, có sức vật nổi trâu, đánh được hổ, Phùng Hưng lại giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ. Nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô lộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

 

 
22 tháng 2 2021

#Tk

♥ Chính sách kinh tế:

– Chính quyền đô hộ pk phương bắc qua nhiều triều đại đã áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến vào nước ta.

– Về danh nghĩa đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trên thực tế bọn quan lại pk phương bắc đã bao chiếm lập trang trại tư nhân.

– Chúng khuyến khích gia tộc quan lại từ Trung Quốc sang sinh sống lập nghiệp ở nước ta, đồng thời triệu tập các quý tộc địa chủ Trung Hoaa sang lánh nạn, tạo tầng lớp địa chủ Trung Hoa mới trên đất nước ta.

– Ở châu thực hiện chính sách “Đại quân tạp sĩ” lĩnh canh ruộng đất rồi nộp tô cho chính quyền đô hộ.

– Đặt ra các loại tô thuế như: tô ( thuế ruộng đất), dung (thuế lao dịch), điệu (thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ),…

– dùng phép lưỡng thuế đánh theo ruộng đất và đánh theo vụ thu hoạch.

– cống nạp cũng như một chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương bắc: sơn hào, hải vị, vàng bạc châu báu…

♥ Chính sách chính trị:

– Ban đầu vẫn duy trì quan hệ cổ truyền của cơ cấu hành chính thời Âu Lạc, mặc dù xóa bỏ chủ quyền độc lập của nước ta, sát nhập nước ta vào nước Trung Hoa.

– Tùy theo từng thời kì mà nước ta có những tên gọi khác nhau: châu, quận, phủ với cơ cấu hành chính khác nhau và đặt dưới sự thống trị của phong kiến phương bắc.

– Thay lạc hầu, lạc tướng bằng quan lại được bổ nhiệm từ Trung Hoa sang , xóa bỏ chính sách “lấy luật cũ mà dùng”.

– Kẻ bị thay thế bằng hương và xã. Một mặt để trấn các quý tộc phong kiến lạc việt yêu nước, mặt khác mua chuộc dụ dỗ tầng lớp này đi theo phục dịch làm tay sai cho chúng để thực hiện chính sách ” dĩ di công di”.

– Đẩy mạnh chính sách di dân đưa người Trung Hoa sang sống với người Việt để kiểm soát và đồng hóa nhân dân ta.

– Thực hiện chính sách phong hầu cho những kẻ có công, để hạn chế sự tham nhũng của quan lại ảnh hưởng đến việc thu thuế và cống nạp. Mặt khác  xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân ta bằng chính sách mị dân, ban hành các điều lệ cấm quan lại cai trị không được “dùng thế lực chiếm đoạt ruộng đất, giết hại, vơ vét của cải, tham lam, …”. Nhưng bên cạnh đó chúng thực hiện các chính sách tàn ác như :”sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa người Việt.

♥ Chính sách văn hóa tư tưởng:

– Học chữ Hán, ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta nhằm phục vụ cho sự cai trị, bóc lột và đàn áp vơ vét của dân chúng.

– Các tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

– Nền giáo dục do chính quyền phương Bắc thực hiện ở nước ta là manh nha mờ nhạt sơ sài, trình độ không cao, cốt tạo ra một bộ phận đủ làm công cụ tay sai cho các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ nước ta.

 
22 tháng 2 2021

Câu 1 các chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ:

-Làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản.

-Nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thông trị để biến thành nô tì.

⇒Nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục. 

29 tháng 3 2023

Chuyển biến về xã hội

Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.

- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.



 

THAM KHAỎ

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc:

=> Nhận xét:

Bộ máy nhà nước tuy không có gì thay đổi tuy nhiên vào thời nhà nước Âu Lạc vua nắm nhiều quyền hành hơn trong việc trị nước, và có quân đội lớn so với nhà nước Văn Lang.

 CÂU 3:

3 Đời sống vật chất: – Nơi ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền hay mái tròn hình mui, vật liệu là tre, nứa, lá, có cầu thang tre để lên xuống. – Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền – Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, và dùng gừng làm gia vị. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát, muôi.4

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).

+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

- Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.

+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.

+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.

+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.

 

* Nhận xét: chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, tham lam và thâm hiểm.

 
9 tháng 3 2022

2.

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Tech12h

3. 

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

4. 

— Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

— Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

— Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

15 tháng 3 2022

Tham khảo

a) 

- Chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế.

- Bắt cống nạp sản vật.

- Nắm độc quyền về sắt và muối.

b) Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động  vũ khí chống lại kẻ thù ).

15 tháng 3 2022

Tham khảo

a) 

- Chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế.

- Bắt cống nạp sản vật.

- Nắm độc quyền về sắt và muối.

b) Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động  vũ khí chống lại kẻ thù ).