Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn C
Thể tích phần nước chứa tràn ra từ bình sang bình chứa chính là thể tích của vật rắn không thấm nước.
Cần lưu ý:
- Cần đổ nước vào ca trước khi thả vật vào.
- Khi đổ nước từ bát to vào bình chia độ cần chú ý không để nước chảy ra ngoài.
Những điều cần chú ý khi dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật:
- Lau khô bát to trước khi dùng.
- Khi nhấc ca ra, không làm đổ nước ra ngoài
- Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước.
Chọn A
Cách của bạn An chỉ đo được thể tích phần chìm còn cách của bạn Bình thì đo thể tích của hòn đá đó. Vì vậy chỉ có cách của bạn Đông là đúng.
- Ta có : \(m=356g=0,356kg\)
\(V=40ml=0,00004m^3\)
- Khối lượng riêng của vật là :
\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,356}{0,00004}=8900(kg/m^3)\)
=> Vật đó làm bằng đồng
Chọn C
Bình chia độ trong thí nghiệm trên dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa. Đó cũng là thể tích vật.
Chọn D
Vì khi thả quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước do quả cam thường nổi một phần nên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích của quả cam.
Bình tràn là dụng cụ đo thể tích, dùng để chứa chất lỏng (nước). Bình tràn có dạng hình trụ, trên thân bình tràn có một vòi nhỏ (như hình dưới). Bình tràn được sử dụng trong phép đo thể tích vật rắn không thấm nước khi kích thước vật lớn hơn bình chia độ. Trong phép đo, ta đổ nước ngang với vòi bình tràn, sau đó thả vật rắn chìm hoàn toàn trong bình tràn, nước dâng lên do vật rắn chiếm chỗ của nước trong bình tràn, lượng nước này sẽ tràn ra ngoài qua vòi của bình tràn và đổ vào bình chứa bên dưới.