Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”
Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.
Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc.
Ca dao dân ca là điệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo như giếng làng, thơm ngát như hương đồng gió nội làm say đắm lòng người. Tiếng hát tâm tình trong ca dao dân ca vời vợi đã cùng với sữa mẹ, lời ru êm ái, dịu ngọt của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta tự thuở nằm trong nôi. Có không ít bài ca dao nói về đạo lí, về tình người đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi là những kỉ vật trong hành trang của mội đời người trên lộ trình đi tới tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, ai mà không xúc động nhắc lại bài ca dao: “Ngày nào em bé cỏn con, Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao!”. Đây là bài học sâu sắc về tình nghĩa. Qua bài ca, nhân dân ta khuyên bảo mọi người hãy khắc sâu vào lòng công ơn to lớn của mẹ cha và thầy cồ giáo. Hai câu đầu nói lên một quá trình trưởng thành của “em”, đứa con trong gia đình, người học trò dưới mái trường. Câu thơ như một lời tâm tình. “Em” đang thổ lộ tâm sự cùng chúng ta:
“Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”.
Bằng sự tương phản ngôn ngữ và hình ảnh: “ngày nào” với “bây giờ”, “bé còn con” với “lớn khôn thế này” “em” nhớ lại một chặng đường đã qua, từ ngày còn thơ .đến hiện tại đã lớn khôn, trưởng thành. “Bé cỏn con” nghĩa là rất bé. Ngôn từ bình dị, đậm đà màu sắc dân dã. Tác giả không dùng từ ngữ: “bé tí hon”, “bé tí xíu’ mà lại nói “bé cỏn con”. “Bé cỏn con” không chỉ là rất bé nhỏ mà còn gợi lên ngây thơ, hồn nhiên của một em bé. Qua đó, ta thấy cách lựa chọn từ ngữ của nhân dân rất chính xác, tinh tế và giàu biểu cảm. Hai chữ “thế này” là ngôn từ để trỏ em bé tự chỉ về mình và nói về mình nên đã làm cho lời thơ, niềm tâm sự được bộc lộ một cách chân thành. Năm tháng đã trôi qua, quên bước đường trưởng thành, em bé hồi tuởng lại mới ngày nào đó còn “bé cỏn con” thế mà nay đã “lớn khôn thế này”,… Thân hình cao lớn thêm, mặt mũi rạng rỡ thêm, có văn hoá mỗi năm lên một lớp, trí tuệ phát triển, sự hiểu biết được mở mang, có nhân cách, biết sống theo đạo lý… Càng nghĩ lại, hồi tưởng lại, em càng thấy xúc động, tự hào. Đại từ “em” trong bài ca dao được điệp lại hai lần cho ta thấy nhân vật trữ tình tuy đã khôn lớn đã có những suy nghĩ sâu sắc nhưng vẫn còn trong tuổi học trò, sống hồn nhiên. Nếu trong câu thứ hai, từ “em” được thay thế bằng từ “tôi” (Bâv giờ đã lớn khôn thế này) thì ý nghĩa và màu sắc biểu cảm không còn như trước nữa. Câu tiếp theo nói rõ nguyên nhân nào đem đến sự “lớn khôn” của em, đâu chỉ la năm tháng thời gian? “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩa sao cho bõ những ngày ước ao!”. Giữ thơ đẹp: đẹp vẻ đạo lí làm người, đẹp về suy tư sâu sắc. Câu “lục” thứ 3 chia làm 3 vế, mỗi vế hai từ, tạo nên sự cân xứng hài hoà “Cơm cha / áo mẹ / chữ thầy”. Nhịp thơ như những nốt “nhấn” vào cõi sâu thẳm của tâm linh, công ơn của cha mẹ. : của thầy như đinh ninh, như khắc cốt ghi tâm, có bao giờ có thể quên được? Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của “em”, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Đọc câu ca lên lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”. “Cơm, áo, chữ” là 3 hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của mẹ cha và thầy cô giáo. Mội lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là “cơm” và “áo” ?”Cơm” và “áo” mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, bú mớm nâng niu, nuôi con khôn lớn với tất cả tình yêu thương. Lòng mẹ bao la như biển cả. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả để nuôi con, dạy bảo con nên người. Con là hạnh phúc và hi vọng của mẹ cha. Công cha nghĩa mẹ không thế nào kể xiết. Bởi vậy mới có câu ca:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Trên đời này cổ kim, đông tây có người nào khôn lớn trưởng thành mà không có sự giáo dục của ông thầy? Người thầy là nhân vật trung tâm của nền giáo dục. Thầy dạy chữ, dạy văn hoá, khoa học kĩ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh, thế hệ trẻ của đất nước trở nên tài giỏi, có nhân cách, biết đem tài năng góp phần xây dựng Tổ quốc phồn vinh “sánh vai các cường quốc năm châu”. Đây là bài ca dao cổ, ra đời khá sớm trong xã hội phong kiến. Trung hiếu, ân nghĩa là cơ sở, nền tảng của đạo lí xã hội. Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập” đã viết:
“Nợ cũ trước nào báo bổ,
Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha”.
Thế nhưng, trong bài ca dao này, không nói đến ơn vua chúa mà lại khẳng định công ơn của mẹ cùng với công ơn của cha. của thầy, điều đó nói lên quan điểm của nhân dân lao động vẻ ân nghĩa ở đời. Câu cuối bài ca như một lời thề nguyền, như một điều tâm niệm. “Em” nói với “em”, lòng tự dặn lòng, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng: “Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”. “Cho bõ”, từ cổ là xứng đáng. “Ước ao” là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết. Câu ca được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc. Câu ca dao mang tính đa nghĩa. Ai ước ao? Cha mẹ ước ao con khôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ mẹ cha và dòng họ. Thầy cô giáo ước ao học trò trở nên tiến bộ, giỏi giang làm vẻ vang cho nhà trường. Và “em” ước ao, mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan, trò giỏi, để đền đáp một cách xứng đáng công ơn của mẹ cha và thầy cô giáo. Chỉ một từ “ước ao” mà nói lên được ba tấm lòng; tấm lòng nào cũng đẹp, giàu yêu thương và tình nghĩa. Thế mới hay rằng “tâm hồn đẹp mới có hi vọng đẹp” (Vôn-te). Kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam có rất nhiều câu, nhiều bài tuyệt hay nói về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, học trò đối với thầy cỏ giáo. Cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đêu khẳng định, ngợi ca, chứa chan nghĩa tình:
– “Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”.
– “Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”.
Gia đình là tế bào của xã hội. Trường học là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha, mẹ, thầy là ba hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi con người, nhất là thế hệ trẻ, ơn sinh thành của cha mẹ, ơn giáo hoá của thầy, cô giáo đối với chúng ta thật vô cùng sâu nặng. Đây là bài ca dao hay nhất trong những bài ca dao nói về chủ đề tình nghĩa và lòng biết ơn. Tình cảm gia đình gắn liền với tình cảm xã hội. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, tình cảm chân thành sâu sắc. Âm điệu của vần thơ lục bát ngọt ngào, êm ái như lời ru, điệu hát tâm tình. Nhà thơ dân gian đã đề cao chữ hiếu và lòng tôn trọng đạo để giáo dục chúng ta. Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lí làm người Tôn sư trọng đạo là truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nhân văn toả sáng trong bài ca dao này. Tính giáo dục của nó rất sâu sắc. Nó bồi đắp tâm hồn ta về đạo hiếu, đạo học. Lời tâm sự của “em” cũng là của mỗi chúng ta vì đó là nỗi lòng, điều tâm niệm. Nó mãi mãi như một thông điệp màu xanh gửi đến mọi đứa con, gửi đến mỗi người học trò… Nó như một kỉ vật đẹp trong hành trang của tuổi thơ trên con đường đi tới mọi chân trời xanh và hi vọng.
Học tốt!
Bạn tham khảo nhé !!
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Ca dao dân ca giống như một làn gió mát của hương đồng nội thổi vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta, và nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng những đạo lí ở trên đời. Có rất nhiều thể loại câu ca dao ,nào là ca dao than thân, nào là nói về tình yêu thương con người, rồi cả uống nước nhớ nguồn. Đó đều là những phương tiện để cho ông cha ta có thể bộc lộ cảm xúc . Trong nhũng bài ca dao hay về tình nghĩa thì chúng ta không thể không kể tới bài ca dao sau
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Hai câu thơ đầu tiên là những dòng tâm sự của nhân vật “em”. Đó là sự hồi tưởng về sự trưởng thành từ khi em đang bé con cho đến khi trưởng thành khôn lớn. Hai chữ “cỏn con” thật là dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân mình nhỏ bé, chưa biết gì. Với sự đối lập giữa ngày nào và bây giờ, với hình ảnh cỏn con và lớn khôn , qua đó chúng ta thấy được sự đổi thay và trưởng thành của một con người. Sự thay đổi đó là cả một quá trình dài ,là sự dạy dỗ của cha mẹ, của nhà trường.
Giờ đây thân hình nhỏ bé đó đã trở thanh người lớn, biết suy nghĩ chín chắn, có sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Qua hai câu thơ trên tác giả còn thể hiện được tuổi thơ ngọt ngào của trẻ thơ với hai từ “cỏn con”. Nó gợi lên cho người đọc một tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ. Qua từ cỏn con thể hiện sự mộc mạc và chân thành trong ca dao Việt nam.
Còn với hai chữ “lớn khôn” thể hiện được sự trưởng thành của nhân vật em ở trong bài ca dao này. Nhân vật như đang tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với câu thơ trên. Nó có vẻ đúc kết và gọn nhẹ thế nhưng đằng sau sự khôn lớn đó là cả một quá trình nuôi nấng và dạy dỗ của mẹ cha.
Và hai câu thơ cuối cùng đã phần nào đã thể hiện được sự biết ơn đối với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ và người thầy:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật đã thể hiện được sự biết ơn của cha mẹ cô thầy đối với sự phát triển và quá trình trưởng thành của mình. Cha mẹ không chỉ là người sinh ra chúng ta mà còn có công nuôi dưỡng đối với chúng ta , cho dù nhọc nhằn vất vả như thế nào thì cha mẹ cũng không quản nhưng khó khăn nhọc nhằn đó mà nuôi con nên người . Bởi vậy mới có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Công lao dạy dỗ của cha mẹ không có gì có thể so sánh được, công cha thì như núi thái sơn , nghĩa mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra, ví khi nào cho đầy được công dưỡng dục sinh thành, vậy nên nếu như không thể báo hiếu được thì đạo làm con cũng phải biết được công ơn to lớn đó.
Thứ hai nữa thì thầy cô cũng giống như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Những tri thức mà các thầy cô mang lại cho chúng ta đưa chúng ta tới những chân trời mới, có sự thành đạt về sau. Chính vì thế mà nhà nước mới cho rằng nhà giáo là nghề cao quý, là nghề trồng người cho đất nước.Và khi đã lớn lên thì chúng ta nghĩ tới những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những mong ước của cha mẹ và thầy cô giành cho mình.
Qua đây thì chúng ta có thể thấy được rằng ca cao của chúng ta muôn màu muôn vẻ, nó không đơn giản mang lại cho chúng ta những cảm xúc và tình cảm đạolí mà còn nhắc nhở cho câu ca dao sau về đạo lí làm người. Bài ca dao này đã thể hiện được đạo lí uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
Em tham khảo nhé:
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
bạn tham khảo nha
Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có nhiều bài ca diễn tả những tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý. Một trong những bài ca dao đó là:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.
Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!
Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?
Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.
Thật hạnh phúc cho những ai được ấp ủ, được lớn khôn trong vòng tay cha mẹ. Vậy con cái phải làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ? Dân gian đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về iòng hiếu thảo. Nhưng trong điều kiện bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện từ trong cốc nước mát trao tay khi cha mẹ vừa đi làm về, trong bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt, trong sự cảm thông với điều kiện của hoàn cảnh gia đình mà không đua đòi ăn diện… Và điều quan trọng nhất là phải trở thành trò giỏi con ngoan, để đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Rồi đến khi trưởng thành, dù có bận bịu cuộc sống riêng đến mấy, ta cũng phải chăm sóc cha mẹ chu đáo và trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Lòng yêu kính cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng bổn phận, trách nhiệm, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ lại là thước đo phẩm chất của mỗi người. Chính vi vậy, bài ca dao “Công cha như núi…” đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một lời nhắc nhở, dặn dò con cái phải hiếu thảo cha mẹ.
Chúc bạn học tốt nha
Bạn tham khảo nhé !!!
Ca dao dân ca như làn gió mát lành của hương đồng gió nổi thổi vào tâm hồn mỗi người chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn ấy bằng những tâm tình đạo lí ở trên đời. Mỗi bài ca dao giống như hơi thở của người Việt ta vậy, nó còn giống như giọng nói, tiếng cười, tình cảm, cảm xúc của ông cha ta. Nào là ca dao than thân, nào là ca dao tình cảm yêu thương con người, rồi lại ca dao về đạo lí uống nước nhớ nguồn… Có thể nói ca dao giống như một phương tiện ông cha ta bộc lộ những cảm xúc cũng nhu những phê phán của mình. Trong những bài ca dao hay về tình nghĩa ta không thể không nhắc đến bài ca dao sau:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”
Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.
Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc. chẳng thế mà ca dao có bài cũng ca ngợi công lao của mẹ cha mà đến bây giờ trong mỗi người Việt không ia là không biết đến bài ca dao ấy:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Thật vậy công sinh thành và giáo dục của cha mẹ như trời như bể, công cha cao ngất như đỉnh núi, nghĩa mẹ thì dạt dào vô tận như nước trong nguồn vậy. Và ở đây cũng vậy nhân vật “ em” trưởng thành thấm thía tất cả những cha mẹ hi sinh cho mình làm cho mình để giúp mình trưởng thành. Để có những hạt cơm dẻo thơm ngon ấy cha phải “ mồ hôi thánh thọt như mưa ruộng cày” để cày xong ô ruộng, mẹ phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cấy những hàng lúa thẳng tắp. Không biết có bao nhiêu sương gió, nắng mưa trên khuôn mặt, làn tóc của cha mẹ. chính vì thế nhân vật ở đây khi đã trưởng thành không thể quên được những vất vả của cha mẹ. đối với thầy cô thì chúng ta cũng phải biết ơn họ vì những gì họ dậy dỗ ta cũng như tình cảm thầy trò dưới mái trường thân thiết. Có câu ca dao rằng:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Thầy cô giống như cha mẹ thứ hai của chúng ta vậy. Biết bao nhiêu trí thức miệt mài sách vở để đưa những thế hệ học trò cấp bến tương lai hạnh phúc thành đạt về sau. Chẳng thế mà nhà nước cho rằng nghề giáo viên là một nghề vô cùng cao quý, vì đó là ngành trồng người cho đất nước. giáo dục không chỉ đơn giản là một cái nghề mà nó còn là tình cảm tâm huyết của biết bao thầy cô đặt vào đó. Không kể hết được những nhọc nhằn của thầy cô, không đếm được biết bao nhiêu hạt phấn bay bay trên tóc thầy. và giờ đây khi đã lớn khôn nhân vật của chúng ta nghĩ đến những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những ước ao của cha mẹ thầy cô dành cho mình.
Qua đây ta thấy kho tàng ca dao của chúng ta thật đầy màu sắc, ca dao không đơn giản mang lại những tâm trạng cảm xúc, tình cảm đạo lí mà thông qua đó ông cha ta như muốn nhắc nhở con cháu mình những thế hệ mai sau những đạo lí làm người. Không cầu kì văn chương bóng bảy, chỉ cần những hình ảnh câu nói rất đỗi thân thuộc ca dao đi vào lòng người như dòng sữa ngọt ngào của đất mẹ. bài ca dao này đã thể hiện một đạo lí nhớ nguồn của nhân dân ta.
thanks bn nhìu