Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quê hương chúng ta không những chỉ tự hào về những truyền thống thống tốt đẹp, những di sản văn hóa và còn tự hào về kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. Trong đó có những bài ca dao dân ca về đạo lý làm người, những cung cách ứng xử trong cuộc sống và về tình yêu tươi đẹp của tuổi xuân lứa đôi:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
Bài ca dao này nói về tình yêu tươi đẹp của người con gái và người con trai mới lớn. Nó giống như một giai điệu của một bản nhạc không lời nhưng da diết và thiết tha khiến ai trong cuộc đời cũng muốn nghe.
Mở đầu là hai câu hỏi:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
Tác giả thật khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ để diễn tả. Ở đây tác giả ý muốn mượn hình ảnh của mận và đào để bắt đầu về tình yêu đôi lứa. “Mận” là hình ảnh đại diện cho người con trai còn “Đào” là hình ảnh đại diện cho người con gái. “Bây giờ mận mới hỏi đào” chàng trai muốn ngỏ lời với cô gái liền hỏi cô gái. Cách đối đáp giao duyên này thật hay và ý nghĩa về nét đẹp của nhân dân ta. Đây là một phần dạm hỏi rất là tế nhị và cũng đầy hài hước “Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” Chàng trai muốn hỏi cô gái đã có người thương chưa nếu chưa có hãy cho chàng cơ hội để chàng có thể mang lại hạnh phúc cho cô.
Hai câu sau là lời đáp đầy táo bạo và hài hước của cô gái:
“Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
Cô gái liền nói “xin thưa” thể hiện sự nhẹ nhàng và tế nhị cộng sự đoan trang, cung kính với người khác. Đây là một đức tính đẹp của người con gái trong bài thơ nói riêng và của người phụ nữ Việt nam nói chung. Đó không phải là vẻ đẹp bề ngoài da trắng, mặt xinh mà đó là vẻ đẹp sâu thẳm bên trong con người. Thời gian có trôi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo năm tháng nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì vẫn mãi khắc sâu trong tâm hồn. Rồi cô gái trả lời rõ một cách rành mạch “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” ý cô muốn nói cô chưa có người thương và cô cũng chưa thương ai để cho chàng trai hiểu hơn về cô gái.
Đồng thời qua những ý đáp của cô gái cũng cho ta thấy được cô gái cũng có ý thích đối với chàng trai, vì là con gái cô rất ngại và thẹn thùng không dám ngỏ lời trước đến khi chàng trai hỏi thì người con gái mới dám ngỏ lời nên qua câu đó chúng ta cũng hiểu được rằng đôi trai gái này đang thích nhau.
Như vậy ta thấy được kho tàng văn học nước ta rất đẹp và phong phú nó chất chứa được biết bao tình cảm đẹp và thiêng liêng. Dù thời gian có trôi đi nhưng những âm hưởng của nó vẫn ngân vang trong cuộc sống về một nét đẹp bình dị của dân tộc. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng bất diệt để con người ta làm nên những trang văn đẹp và ý nghĩa.
1. PTBD: Biểu cảm
2. BPTT: ẩn dụ
3. Hỏi đáp
4. Cụm từ nào em?
5. Cho thấy tình cảm kín đáo của chàng trai dành cho cô gái.
1. Không, vì bài ca dao chưa đủ kết cấu đầu cuối
2. Là lời hỏi đáp của chàng trai với cô gái ý ẩn dụ cô gái có người yêu chưa
3. PCNN sinh hoạt
1. Thể ca dao. Phương thức biểu đạt: trữ tình/ biểu cảm
2. Biện pháp ẩn dụ qua hình tượng mận, đào (mận để chỉ chàng trai, đào để chỉ cô gái)
Biện pháp ẩn dụ còn được sử dụng qua từ "vườn hồng", "lối", "chưa ai vào"
=> ý chỉ cô gái đã vẫn chưa lấy chồng.
3. Bài ca dao là lời ướm hỏi đầy tinh tế, uyển chuyển, khéo léo. Đây là đặc trưng nổi bật của ca dao: tinh tế, kín đáo, tế nhị. Qua hình thức diễn đạt này đã thể hiện được những lời đối đáp giao duyên đầy tình tứ mà cũng rất kín đáo của chàng trai cô gái thuở xưa.
Các nhân tố giao tiếp: mận - đào.
Mận: chàng trai
Đào: cô gái
2. Hình ảnh ẩn dụ:
- Mận – đào (mận: người con trai; đào: người con gái)
- Ý nghĩa: lời ngõ ý hỏi của cháng trai xem cô gái có người yêu chưa.
- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tính thẫm mĩ của con người trong giao tiếp.