Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Tổng hợp kiến thức sinh học 9 về Di truyền học
a, Di truyền học
-Khái niệm di truyền học: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
-Khái niệm Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác so với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
-Di truyền và biến dị chính là 2 hiện tượng song song và gắn liền trực tiếp với quá trình sinh sản.
b, Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là gì?
Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là: bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
c, Các nội dung của di truyền học
-Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền của các hiện tượng di truyền.
-Các quy luật di truyền
-Nguyên nhân và quy luật biến dị.
c, Ý nghĩa của di truyền học là gì?
Việc nắm được kiến thức tổng hợp kiến thức sinh học 9 ý nghĩa của di truyền học rất quan trọng. Bởi lẽ, di truyền học được coi là ngành mũi nhọn trong di truyền học hiện đại, là cơ sở lý thuyết của khoa học chọn giống và đóng vai trò lớn lao trong y học.
Tham khảo
Công thức ADN, ARN và GEN lớp 9
1. Công thức tính chiều dài:
L = Chu kỳ X 34 (Angstrong)
2. Công thức tính số chu kì xoắn:
3. Công thức tính tổng số nucleotit của Gen hay ADN:
N = A + T + G + X = 2A + 2G
4. Công thức tính khối lượng ADN:
mADN = N×300 (đvC)
5. Công thức tính số nucleotit ở mạch đơn:
6. Công thức tính số lượng nucleotit từng loại của Gen hay ADN:
A = T = ; G = X = (nu)
A = T = A1 + A2 = T1 + T2 ; G = X = G1 + G2 = X1 + X2
AGen = TGen = mA + mU
GGen = XGen = mG +mX
7. Công thức tính tỉ lệ % từng loại nucleotit của ADN hay Gen:
A + G = T + X = 50% N
A = T = 50% - G = 50% - X (%) ; G = X = 50% - A = 50% - T (%)
8. Công thức tính mối liên hệ giữa các nucleotit giữa mạch 1 và mạch 2:
A1 = T2 ; T1 = A2
G1 = X2 ; X1 = G2
9. Công thức tính số nucleotit mà môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi:
Nmt = N(2k - 1)
Amt = Tmt = A(2k - 1)
Gmt = Xmt = G(2k - 1)
- Chú ý: k là số lần nhân đôi
10. Công thức tính số nucleotit phân tử ARN được tạo ra qua quá trình sao mã:
11. Công thức tính số axit amin trong chuỗi axit amin:
- Nếu chuỗi axit amin được tổng hợp hoàn chỉnh:
- Nếu chuỗi axit amin tổng hợp chưa hoàn chỉnh:
12. Công thức tính số liên kết hóa trị của Gen hay ADN:
13. Công thức tính số liên kết hóa trị đường liên kết với photphat:
14. Công thức tính số liên kết Hiđro của Gen hay ADN:
H = 2A + 3G = 2T + 3X (liên kết)
15. Công thức tính số phân tử ADN con được tạo ra từ 1 ADN ban đầu:
ADNht = 2k (ADN)
- Với k là số lần tự nhân đôi của ADN
16. Công thức tính số liên kết hiđro được hình thành sau khi tự nhân đôi xong:
Hht = H x 2k
- Với k là số lần tự nhân đôi của ADN
Công thức tính Nhiễm sắc thể NST lớp 91. Công thức tính số NST, cromatic, tâm động của tế bào ở các kỳ trong nguyên phân:
Cấu trúc | Kì trung gian | Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối (Chưa tách) | Kì cuối (Đã tách) |
Số NST | 2n | 2n | 2n | 4n | 4n | 2n |
Trạng thái | Kép | Kép | Kép | Đơn | Đơn | Đơn |
Số cromatit | 4n | 4n | 4n | 0 | 0 | 0 |
Số tâm động | 2n | 2n | 2n | 4n | 4n | 2n |
2. Công thức tính số lần nguyên phân, số tế bào con tạo ra, số NST trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:
- Nếu có 1 tế bào mầm nguyên phân x lần:
+ Số tế bào con tạo ra: 1.2x (tế bào)
+ Số NST có trong các tế bào con tạo ra: 1.2n.2x (NST)
+ Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân: 1.2n.(2x – 1) (NST)
[Với x là số lần NP của tế bào]
Nếu có a tế bào mầm nguyên phân x lần bằng nhau thì thay 1 = a
3. Công thức tính số NST, số cromatic, số tâm động của tế bào ở các kỳ trong giảm phân:
| Kì trung gian | Giảm phân I | Giảm phân II | ||||||
Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối | Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối | ||
Số NST | 2n | 2n | 2n | 2n | n | n | n | 2n | n |
Trạng thái | Kép | Kép | Kép | Kép | Kép | Kép | Đơn | Đơn | Đơn |
Số cromatit | 4n | 4n | 4n | 4n | 2n | 2n | 2n | 0 | 0 |
Số tâm động | 2n | 2n | 2n | 2n | n | n | n | 2n | n |
4. Công thức tính số tế bào con, số NST có trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân:
* Số tinh trùng tạo ra = 4 x số tinh bào bậc 1
* Số trứng tạo ra = số noãn bào bậc 1
* Số thể cực (thể định hướng) = 3 x số noãn bào bâc 1
[Với n là bộ NST đơn bội của loài]:
* Số NST có trong các tế bào con tạo ra sau GP = nNST x số tế bào
5. Công thức tính số hợp tử được tạo thành, hiệu suất (H%) thụ tinh của tinh trùng hoặc trứng:
* Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
* H% thụ tinh của tinh trùng = (số tinh trùng được thụ tinh x 100) / tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh.
* H% thụ tinh của trứng = (số trứng được thụ tinh x 100) / tổng số trứng tham gia thụ tinh
1/Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:
+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt
+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt
+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường
+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.
2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.
+ Cấm săn bắn động vật hoang dã
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật
- Thức ăn của chuột là sâu ăn lá cây. Động vật ăn thịt chuột là rắn.
Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn
- Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa → Rắn
Lá cây → Sâu → Chuột
Chuột → Cầy → Đại bàng
- Mỗi loài sinh vật là một mắt xích tiêu thụ mắt xích đứng trước và bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
1/ Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:
+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt
+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt
+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường
+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.
2/ Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.
+ Cấm săn bắn động vật hoang dã
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật