K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

Lập dàn ý nha 

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên Bài 1.Đọc – hiểu văn bản“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi,...
Đọc tiếp

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên 

Bài 1.Đọc – hiểu văn bản

“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!...”

 

a.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? ai là tác giả? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên

b.Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên

c.Viết đoạn văn từ 8 -10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn văn trên.( gạch chân, chú thích một câu bị động, một cặp quan hệ từ được sử dụng)

 

1
30 tháng 4 2020

Cho mình hỏi bạn biết cách nào đăng bài làm bằng ảnh không ?

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

 

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

0
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinhthần yêu nước của tất cả mọi người...
Đọc tiếp

“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk sx Tick đúng và kết bạn nhé mk cần gấp

cau trả lời sáng tạo càng tốt

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích

Câu 3: Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ đc sử dụng trong đoạn trích trên (chỉ rõ ở câu nào cho mình nhé!)

Caau4: Em sẽ làm gì để ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước như lời Bác dạy:" Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng"

Giúp mình với chiều nộp rùi!!!..😥😥

Mình sẽ k cho bạn đúng và nhanh nhất (´▽`ʃ♡ƪ)😘😘❤❤❤

0
Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". Bài 2:Cho đoạn trích :"Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con !  ... Nhớ lại điều ấy, bố ko...
Đọc tiếp

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

Bài 2:Cho đoạn trích :"Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con !  ... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En - ri - cô à!  Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?  Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn ,  người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ! "

a) Xác định nội dung chính của đoạn trích. 

b) Nội dung đoạn trích trên có gì giống với văn bản "Cổng trường mở ra "

c) Em hãy viết thêm 1 đến 2 câu vào đầu hoặc cuối đoạn trích để khái quát lại đoạn trích đó. 

 

1

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

-  Không thể hiện đc sự liên kết . Về phương diện ngôn ngữ : mối lên kết chưa đc đảm bảo ( thiếu Trạng ngữ ).

sửa lại : ''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Còn bây giờ ,giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

Đề 1  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới“Củ khoai lớn ở ngoài đồngÔng trăng lên lớn ở trong bầu trờiCánh buồm lớn giữa biển khơiLá cờ lớn bởi gió vời lên cao.Con đường lớn với khát khaoNiềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tayCòn như con của mẹ đâyTrong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)Câu 1 : Xác định...
Đọc tiếp

Đề 1 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”

(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Câu 1 : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2 : Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau:
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
Câu 3 : Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.
Câu 4 : Theo em, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì ?
 

Giải ( by Nguyễn Thái Sơn)

Câu 1 :- Thể thơ lục bát.

           -PTBĐ : biểu cảm.

Câu 2 :

-Con được lớn khôn từng ngày chính là nhờ vòng tay yêu thương , che chở , nhờ sự chăm sóc , tận tụy của mẹ.

Câu 3:

-Điệp từ '' lớn''

-TD : nhằm nhấn mạnh rằng vạn vật đều lớn lên nhờ thế giới kì diệu , bao la này.

Câu 4 :

Qua lời ru trên , người mẹ muốn nhắn nhủ với người con rằng ;

-Không ai có thể lớn lên mà không có'' chiếc nôi ''rộng lớn của cuộc sống

-Phải biết ơn những người có công ơn sinh thành ra mình vì chính họ là người ban cho ta sự sống , ban cho ta tri thức, chăm sóc ta lớn khôn mỗi ngày đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

 

 

 

 

11
 Câu 1:Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao:A.Tục ngữ thường không  sử dụng phép tu từ (như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ...),còn ca dao câu nào cũng sử dụng phép tu từB.Tục ngữ nói đến kinh nghiệm sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảmC.Tục ngữ không bao giờ sử dụng thể thơ lục bát, còn ca dao luôn luôn sử dụngD.Tục ngữ chỉ nêu lên khinh nghiệm sản...
Đọc tiếp

 Câu 1:Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao:

A.Tục ngữ thường không  sử dụng phép tu từ (như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ...),còn ca dao câu nào cũng sử dụng phép tu từ

B.Tục ngữ nói đến kinh nghiệm sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm

C.Tục ngữ không bao giờ sử dụng thể thơ lục bát, còn ca dao luôn luôn sử dụng

D.Tục ngữ chỉ nêu lên khinh nghiệm sản xuất, còn ca dao nêu lên nhiều chủ đề như :tình cảm gia đình, than thân, châm biếm

Câu 2:Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức nào:

A:Tự sự

B:Miêu tả

C:Biểu cảm

D:Nghị luận

Câu 3;Câu ''Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn'', được rút gọn thành phần nào?

A:Trạng ngữ

B:Chủ ngữ

C:Vị ngữ

D:Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

CÁC BẠN GIÚP MINK VỚI MAI MINK PHẢI NỘP BÀI RỒI.CẢM ƠN NHIỀU NHEN!!!

0
Sory vì làm phiền các bạn lần nữa nhưng mình không hiểu nhiều câu lắm nên thông cảm giúp mình nha. Câu 1: Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt nhìn ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt .Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường ĐBAC rồi đến mắt.Hãy bố trí một...
Đọc tiếp

Sory vì làm phiền các bạn lần nữa nhưng mình không hiểu nhiều câu lắm nên thông cảm giúp mình nha.

 Câu 1: Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt nhìn ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt .

Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường ĐBAC rồi đến mắt.

Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng, ai nói sai.

Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm ( khác trong sách giáo khoa ) để kiểm tra xem ánh sáng từ một đèn pin được bật sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng không. Mô tả cách làm.

Câu 3: Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Mô tả cách làm và giải thích cách làm.

câu 4: Trong một buổi họp tập đội ngũ, đội trưởng hô: " đằng trước thẳng " , em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã thẳng hàng chưa . Giải thích cách làm.

3
22 tháng 9 2016

Câu 1 : 

Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ ở trên miếng bìa này ở đúng điểm C. Nếu mắt vẫn nhìn thấy đèn có nghĩa là ánh sáng đã đi qua C.

Câu 4 :

Làm tương tự như cắm ba cái kim thẳng hàng ở câu hỏi C5. Nếu em không nhìn thấy người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng. Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng.

Câu 3 :

Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn dọc theo thước. Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt che khuất điểm đầu kia của cạnh thước. Nếu tất cả  các điểm trên cạnh thước cũng đều bị che khuất thì cạnh thước thẳng. Lí do là vì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường thẳng bị đầu thước gần nguồn chặn lại nên không đến được các điểm khác cũng nằm trên đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.

Câu 2 : 

Có thể di chuyển một màn chắn có đục một lỗ nhỏ sao cho mắt luôn nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra. Cách thứ hai là dùng một vật chắn tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng.

22 tháng 9 2016

Vì trong môi trường trong suốt và đồng tính ( cùng tính ) thì ánh sáng truyền theo đg thẳng.

=> Hải bố trí thì nghiệm đúng, Bình sai vì nếu bạn bố trí thí nghiệm như vậy sẽ ko nhìn thấy bóng đèn vì 4 lỗ D; B; A; C ko đi theo đg thẳng tới mắt nha

Câu 4:

Cách làm:

Người đứng sau nhìn vào đầu người đứng kề trước mình, cứ như thế cho đến khi đến người cuối hàng là hàng sẽ thẳng nha

23 tháng 9 2019

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. Những lời ca gợi cho tôi nhớ về một loài hoa tôi yêu quý.

Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng trong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm như nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.

#Châu' ngốc