K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'.

Trong những ngày này, cả nước đang hướng về kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những người làm lưu trữ lần tìm theo dấu vết của thời gian, đã tìm thấy một bản khắc cổ về "Chiếu dời đô" của Vua Lý Công Uẩn trong khối tài liệu mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới. Có thể nói đây là tài liệu quan trọng, là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long - Hà Nội ngày nay. Đọc "Chiếu dời đô" chúng ta cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn và sự sáng suốt, quyết đoán của Vua Lý Công Uẩn.
 

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'.

"Chiếu dời đô", là bản khắc mộc bản cổ nhất, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV( Đà Lạt - Lâm Đồng) và nằm trong bộ sách "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" đây là bản khắc chữ Hán ngược, toàn bộ "Chiếu dời đô" có 214 chữ.
 

 

Bản khắc mộc bản "Chiếu dời đô" của Vua Lý Công Uẩn năm 1010

 
"Chiếu" là một loại văn cung đình do nhà vua viết để ban bố một chủ trương, hay một chính sách cụ thể có tính chất giáo lệnh, bố cục chặt chẽ, khúc triết, lời văn trang trọng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Đây là thể văn quan phương của triều đình, không có sự giao tiếp qua lại. Cuối bài "Chiếu" thường có 1 câu hỏi nhưng hỏi để mà hỏi chứ không cần trả lời. Đó là công thức của một bài "chiếu".
 

Bản Dịch nghĩa toàn văncủa "Chiếu dời đô" như sau:

" Xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô; nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại đều theo ý riêng của mình mà tự tiện dời đô xằng bậy. Làm như thế cốt là để mưu nghiệp lớn, chọn ở nơi chính giữa, dựng kế cho con cháu muôn đời; trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện lợi thì dời đổi, cho nên vận nước dài lâu, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương, Chu, cứ chịu đóng đô ở yên nơi đây, đến nỗi vận thế không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không tươi tốt. Trẫm rất đau lòng, không thể không dời đổi. Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng chầu- hổ phục, chính giữa nam-bắc-đông- tây, tiện nghi núi sau, sông trước. Vùng này, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa; dân cư không phải chịu khổ vì thấp trũng, tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ sao?"
 

Việc ban hành "Chiếu dời đô" của Vua Lý Công Uẩn cho thấy ông là một vị vua tài giỏi, có tầm nhìn chiến lược đối với sự phát triển lịch sử lâu dài của đất nước. Thành Đại La ( Thăng Long - Hà Nội) ngày nay quả đúng là kinh đô ngàn năm văn hiến của nước Việt Nam ta, cùng với thời gian vẫn mãi mãi trường tồn như một minh chứng cho sự nhận định đúng đắn của người xưa - Vua Lý Công Uẩn trong "Chiếu dời đô" cách đây 1000 năm./.

21 tháng 11 2023

Trải các nhà Đinh - Tiền Lê, với nhiều nỗ lực lớn lao, quốc gia độc lập và thống nhất Đại Cồ Việt được xác lập vững chắc. Trên cơ sở đó, năm 1010 Nhà vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Một kỷ nguyên mới bắt đầu

21 tháng 11 2023

Nhà vua Lý Thái Tổ

9 tháng 5 2017

Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long Vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đát rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú.

29 tháng 4 2017

Đáp án C

21 tháng 12 2021

C nha!

20 tháng 1 2022

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu rời đô'

20 tháng 1 2022

Đáp án 

Vua  Lý  Thái  Tổ  dời  đô  về  Đại  La 

= Năm  1009 

Năm 1009,  Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn  người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'

21 tháng 12 2021

từ năm 1010

21 tháng 12 2021

Vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, với tầm nhìn chiến lược, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long)

4 tháng 1 2022

đầu xuân năm 1010 nha 

mk nghĩ là năm 1010. HT

11 tháng 2 2022

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước. 

- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô, kinh sư mãi muôn đời”.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tai-sao-nha-ly-lai-doi-do-ve-thang-long-c82a13649.html#ixzz7KYC3LAmE

11 tháng 2 2022
Vì đất Đại La nhỏ hẹp thấy đất Thăng Long rộng nên Lý Thái Tổ rời đo ra Thăng Long.tích cho chị nha
5 tháng 2 2022

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).

- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.