Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 4 quả cân, có 3 quả có khối lượng \(x\) gam và 1 quả có khối lượng 100 gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(x + x + x + 100\) (gam)
Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 2 quả cân, 1 quả có khối lượng \(x\) gam và một quả có khối lượng 400 gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: \(x + 400\) gam.
Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:
\(x + x + x + 100 = x + 400\) hay \(3x + 100 = 400 + x\).
Vậy phương trình biểu diễn sự thăng bằng là \(3x + 100 = 400 + x\).
b) Nếu \(x = 100\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(3.100 + 100 = 300 + 100 = 400\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(400 + 100 = 500\) (gam).
Do đó, cân không thăng bằng.
Nếu \(x = 150\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(3.150 + 100 = 550\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(150 + 400 = 550\) (gam).
Do đó, cân thăng bằng.
Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 1 quả có khối lượng \(450\) gam và 5 viên bi có khối lượng \(x\) gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(450 + x + x + x + x + x\) (gam)
Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 1 quả cân khối lượng \(700\) gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: 700 gam.
Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:
\(450 + x + x + x + x + x = 700\) hay \(5x + 450 = 700\).
Vậy phương trình biểu diễn sự thăng bằng là \(5x + 450 = 700\).
Theo đề bài , ta có phương trình : 2x + 150 = 500
\(\Leftrightarrow2x=500-150\)
\(\Leftrightarrow2x=350\)
\(\Leftrightarrow x=175\)
Nếu gói hàng là x (g) thì việc làm của cô bán hàng thể hiện bởi phương trình 2x + 150 = 500
Vì cân cân bằng nên khối lượng đĩa cân bên trái bằng khối lượng đĩa cân bên phải.
Do đó, ta có: \(x + x + x + x = 600 + x\)
\(4x = 600 + x\)
\(4x - x = 600\)
\(3x = 600\)
\(x = 600:3\)
\(x = 200\)
Vậy khối lượng quả cân cần tìm là 200 gam.
Cân cân bằng nên ta có phương trình :
\(4x=x+600\)
\(\Leftrightarrow3x=600\)
\(\Leftrightarrow x=200\left(g\right)\)
Chỉ cần qua 1 lần cân là lấy được 1750 g gạo
Cách làm : ta đặt 3 kg gạo và quả cân 0,5 kg sang 1 \đĩa cân rồi bốc gạo từ bao gạo từ từ sang đĩa còn lại cho đến khi cân thăng bằng thì bên chỉ có chắc gạo chứa 1750g gạo
a) Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 4 quả cân, mỗi quả có khối lượng \(x\) gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(x + x + x + x\) (gam)
Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 2 quả cân, một quả có khối lượng \(x\) gam và một quả có khối lượng 600 gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: \(x + 600\) gam.
Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:
\(x + x + x + x = x + 600\) hay \(4x = 600 + x\)
b) Nếu \(x = 200\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(4.200 = 800\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(200 + 600 = 800\) (gam).
Do đó, cân thăng bằng.
Nếu \(x = 100\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(4.100 = 400\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(100 + 600 = 700\) (gam).
Do đó, cân không thăng bằng.