Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, - Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh giày
- Tóm tắt: Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trưng cho đất, bánh giày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.
- Điểm tương đồng:
+ Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông
Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất
+ Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp
Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh giày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời.
- Truyện giải thích sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả theo quan niệm của người nguyên thuỷ. Người nguyên thuỷ hiểu, nghĩ về các hiện tượng tự nhiên bằng những hiểu biết thô sơ, chất phác và trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ của minh. Họ cho rằng trời đất, thế gian là do các Thần tạo nên.
- Cách giải thích ấy giống với các truyện truyền thuyết đã học là đều có các chi tiết kì ảo, hoang đường, cùng giải thích về nguồn gốc của sự vật sự việc nào đó. Tuy nhiên, ở truyện truyền thuyết chỉ giải thích sự vật sự việc ở 1 vùng nhất định, còn thần thoại giải thích cho nguồn gốc hình thành của các sự vật trên Trái đất.
- Truyện thần trụ trời nhằm giải thích hiện tượng trời đất phân làm đôi, sự xuất hiện của hòn núi, hòn đảo, cồn đồi, cao nguyên, biển cả.
- So sánh với truyền thuyết
+ Giống: đều có những yếu tố tưởng tượng kì ảo
+ Khác
Truyền thuyết: gắn liền với một phần sự thật lịch sử
Thần thoại: gắn liền với các hiện tượng tự nhiên
Phương pháp giải:
Đọc hai văn bản Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người.
Lời giải chi tiết:
* Sự tương đồng:
- Cả hai truyện đều thuộc thể loại truyện thần thoại.
- Cả hai truyện đều lí giải bằng trực quan và bằng tưởng tượng.
- Đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
- Đều nói về sự tạo lập thế giới.
* Sự khác biệt:
Thần Trụ trời
| Prô-mê-tê và loài người |
- Thần thoại Việt Nam. - Quá trình tạo lập trời và đất. | - Thần thoại Hy Lạp. - Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài. |
Điểm tương đồng:
- Cùng là truyện thần thoại
- Cùng nói về nguồn gốc, lịch sử của con người và vạn vật trên thế gian qua góc nhìn thần thoại với sự xuất hiện của yếu tố kì ảo
- Nhân vật chính đều là các vị thần.
Điểm khác biệt:
Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người |
- Thần thoại Việt Nam - Nội dung chính nói đến nguồn gốc hình thành của trời đất dưới bàn tay thần Trụ trời. | - Thần thoại Hy Lạp - Nội dung chính nói về nguồn gốc tạo ra đặc điểm của muôn loài và con người. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời:
+ Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.
+ Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy à vòm trời được đẩy lên cao.
+ Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao à mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
+ Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột à biển rộng.
- Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.
Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời:
- Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
- Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.
- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Thần trụ trời:
- Có năng lực phi thường, ý chí.
- Mạnh mẽ và tài năng.
- Có công tạo ra đất trời.
- Quá trình tạo lập nên trời và đất là:
- Nhận xét: Trụ trời là một vị thần vô cùng mạnh mẽ, quyền năng, với nhiều phép lạ thần đã tạo nên cả trời và đất, khai sinh ra thế giới
a.
- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
=> Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
b.
- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
=> Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
c.
- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.
=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.
a.
- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
→ Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
b.
- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
→ Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
c.
- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.
→ Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.
Phương pháp giải:
- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).
- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.
Lời giải chi tiết:
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+ Đều có tính hư cấu.
+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+) Đều có tính hư cấu.
+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.