K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2023

Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương bởi mùi vị kết hợp với thức ăn/ trái chín/ nước giải khát thì chúng ta có thể xác định rõ ràng được đó là mùi vị gì (thơm/chua/ngọt/cay…), còn mùi vị kết hợp với từ quê hương chúng ta không xác định được mùi vị chính xác giống như bình thường, mà ở đây là cảm nhận trong tâm thức của mỗi người.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

+ Từ “mùi vị” trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát: nói về hương vị của món ăn mà người nói đã dùng vị giác, khứu giác để cảm nhận vị ngon của món ăn đó.

+ Từ “mùi vị” trong mùi vị quê hương: nói về cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu của mình.

→ Nghĩa của từ  “mùi vị” trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chin không giống với mùi vị trong “mùi vị” quê hương.

Những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng : tôn lẫn nhau,thanh khiết,  giản dị, chói lọi, ngọt lừ, màu sắc tương phản,vương giả...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Em chú ý quan sát từ ngữ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng trong quá trình đọc văn bản. 

10 tháng 12 2023

Trong đoạn văn trích từ "Cốm Vòng," tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tạo ra hình ảnh sinh động và gửi đến độc giả những trạng thái cảm xúc và trải nghiệm tinh thần của riêng tác giả. Dưới đây là một số biện pháp tu từ và tác dụng của chúng:

Ẩn dụ:

Ví dụ: "ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ."Tác dụng: Mô tả cách ăn cốm không nhanh chóng, mà thay vào đó là quá trình tận hưởng từng khoảnh khắc, thể hiện sự chăm sóc và tôn trọng đối với thức ăn.

Tượng trưng:

Ví dụ: "lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy."Tác dụng: Tượng trưng cho sự cảm nhận tâm trạng thu hút và ý nghĩa sâu sắc của việc ăn cốm.

So sánh:

Ví dụ: "cái tươi mát của lá non, và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài hoa thảo mộc."Tác dụng: So sánh giữa các yếu tố của cốm với các yếu tố tự nhiên khác để tăng cường hiểu biết và trải nghiệm của độc giả.

Hình ảnh sống động:

Ví dụ: "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm."Tác dụng: Tạo ra hình ảnh mạnh mẽ về mùi hương và màu sắc của cốm, làm cho độc giả có thể hình dung và cảm nhận được không gian.

Tất cả các biện pháp tu từ trên giúp tác giả truyền đạt cảm nhận và trải nghiệm cá nhân về món cốm một cách tinh tế và sâu sắc.

 
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn...
Đọc tiếp

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều.”
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao? Qua cách thưởng thức này, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân dã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?
c. Nhận xét về cách miêu tả, giọng văn được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó.
d. Qua đoạn văn, em hãy viết đoạn văn thể hiện những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương.

0
Đọc đoạn văn sau:[…] Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

[…] Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(“Một thứ quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam)

Câu 9: Đọc đoạn văn, em cảm nhận được điều về tâm hồn của nhà văn Thạch Lam?

 

1
31 tháng 12 2023

 Đọc đoạn văn, em cảm nhận được nhà văn Thạch Lam là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, ông yêu cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy đối với cốm - một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, đối với ông việc thưởng thức cốm như thưởng thức tác phẩm nghệ thuật một cách đầy nâng niu và trân trọng. Qua đó, ta thấy được nhà văn Thạch Lam là một người tinh tế và đặc biệt coi trọng nét đẹp văn hóa trong một thứ quà giản dị độc đáo của dân tộc.

Phần I (7điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái...
Đọc tiếp

Phần I (7điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào.

 

Câu 2.Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được dùng để chỉ màu sắc, hương vị của cốm?

Câu 3. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao?

Nói về cách thưởng thức cốm, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân giã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?

0
3 tháng 10 2018

→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:            Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

            Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

Câu hỏi: Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng?

2
5 tháng 5 2020

Biện pháp liệt kê

6 tháng 5 2020

Biện pháp tu từ : liệt kê 

Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

TD: biện pháp liệt kê đã thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam dân dã , mộc mạc , chân thật qua các câu ca dao tục ngữ ,cùng với đó ,đồng thời biện pháp liệt kê cũng gợi tả được hình ảnh hoàn hùng của các danh địa Việt Nam : núi Trường Sơn , hồ Hoàn Kiếm, Đồng Tháp Mười