K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2020

Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng chưa được cuẩn bị chu đáo, vũ khí thô sơ

-Thực dân Pháp mạnh về cả binh lực và hỏa lực

-Tôn Thất Thuyết chưa liên kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài

28 tháng 2 2018

Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.

Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp tiêu diệt.

Diễn biến:

  • Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.
  • Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.
  • Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.
27 tháng 3 2020

* Nguyên nhân:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.

27 tháng 3 2020

Nguyên nhân:

+ Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã bị phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

11 tháng 2 2019

Nói về trang bị lực lượng vũ trang thì quân ta thua xa quân pháp nói về mưu trí thì quân ta hơn quân Pháp 1 bậc. Nhưng đôi khi chúng ta thiếu người lãnh đạo tài giỏi, số lượng kém hơn , vũ khi tân tiến ko có quân Pháp thì chuyện thất thủ là chuyện đương nhiên không thể thiếu trong chiến tranh.

11 tháng 2 2019

Mặc dù chủ động tấn công nhưng quân ta chưa chuẩn bị kĩ, chưa sẵn sàng để chiến đấu.

Pháp có vũ khí hiện đại, quân Pháp mạnh, đông, ưu thế hơn hẳn quân ta.

11 tháng 2 2019

Sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của Pháp còn mạnh
=>Điều này cần phải được rèn luyện , khi đó ta sẽ đánh thắng quân địch

29 tháng 2 2020

Câu 1. Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.

Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Câu 3. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

29 tháng 2 2020

Câu 1:

Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Cau 2:

* Vua Hàm Nghi

- Tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch

- Là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

- Là em trai của vua Kiến Phúc

- Được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.

*Tôn Thất Thuyết

- Là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

- Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc.

Câu 3:

- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.


8 tháng 11 2018

+ Bị các nước phương tây nhòm ngó muốn xâm lược và chế độ phong kiến đang bị suy yêú, kinh tế kém phát triển . khủng hoảng triền miên về tài chính.

+ Xiêm và Nhật Bản ko bị xâm lược và trở thành nước TB công nghiệp.

+Nguyên nhân của chiến tranh:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh

+Quan điểm của mình về chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn nầy xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại hai bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.

Câu 26. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.Câu 27. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của...
Đọc tiếp

Câu 26. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.

C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 27. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

 

A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn,

D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.

 

Câu 28. Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?

 

A. Bắc Kì và Nam Kì.

B. Trung Kì và Nam Kì.

C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.

D. Trung Kì và Bắc Kì.

 

Câu 29. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

 

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Các dân tộc sống ở miền núi.

D. Nông dân và công nhân. 

 

Câu 30. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?

 

A. Bắc Giang.                         B. Bắc Ninh.                           C. Hưng Yên.              D. Thanh Hóa.

 

Câu 31. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

 

A. Nguyễn Tri Phương.         B. Hoàng Diệu.          C. Tôn Thất Thuyết.               D. Phan Thanh Giản.

 

Câu 32. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?

 

A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882.

B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.

C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.

D. Ngày 25 tháng 4 năm 1882.

 

Câu 33. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phải chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai?

 

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

 

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

 

Câu 34. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.

B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.

C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.

Câu 35. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?

 

A. Sáng ngày 20-11-1873.

B. Trưa ngày 20-11-1873.

C. nối ngày 20-11-1873.

D. Đêm ngày 20-11-1873.

 

Câu 36. Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873?

 

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương,

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Thanh Giản.

 

 

1
12 tháng 3 2022

Câu 26. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.

C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 27. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

 

A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn,

D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.

Câu 28. Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?

 

A. Bắc Kì và Nam Kì.

B. Trung Kì và Nam Kì.

C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.

D. Trung Kì và Bắc Kì.

 

Câu 29. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

 

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Các dân tộc sống ở miền núi.

D. Nông dân và công nhân. 

Câu 30. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?

 

A. Bắc Giang.       B. Bắc Ninh.                           C. Hưng Yên.              D. Thanh Hóa.

Câu 31. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

 

A. Nguyễn Tri Phương.         B. Hoàng Diệu.          C. Tôn Thất Thuyết.               D. Phan Thanh Giản.

Câu 32. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?

 

A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882.

B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.

C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.

D. Ngày 25 tháng 4 năm 1882.

Câu 33. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phải chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai?

 

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

 

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 34. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.

B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.

C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.

Câu 35. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?

 

A. Sáng ngày 20-11-1873.

B. Trưa ngày 20-11-1873.

C. nối ngày 20-11-1873.

D. Đêm ngày 20-11-1873.

Câu 36. Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873?

 

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương,

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Thanh Giản.

22 tháng 12 2016

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

 

Xét về mục đích của cuộc chiến tranh:

Như chúng ta đã biết cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc chủ yếu là mâu thuẩn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở Châu Âu và cuộc cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẩn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Xôvanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới.

Xét về mặt tính chất của cuộc chiến tranh:

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết.

Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là cuộc chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc.

Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau.

22 tháng 12 2016

+hậu quả nghiêm trọng : 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, trên 20 triệu người bị thương, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ USD, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy . Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

+Nó cuộc chiến tranh phi nghĩa vì đây là cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa của các nước đế quốcvà thiệt hại rất nhiều về người và tiền của

15 tháng 8 2018

Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: B