K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Từ nào dưới đây là từ ghép đảng lập

A.mặt đất B. trân trời C. đất nước D . sáng sủa

2.Trong các từ sau đây , từ nào không phải quan hệ từ

A.và B. chẳng C. tuy D. nhưng

3.Từ nào sau đây không phải từ láy

A.man mác B.đông đủ C.đùng đục D.sáng sủa

4.Câu văn Ở xóm tôi , các em thiếu niên rất chăm ngoan có trạng ngữ đúng hay sai

A.đúng B. sai

5.Trạng ngữ Trên bốn tròi canh trong câu Trên bốn tròi canh ,ngục tối cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt , những tiếng kẻng và mõ đều đặn ,thưa thớt biểu thị điều gì

A.thời gian B.nơi chốn C.mục đích D.nguyên nhân

6.Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi :Hàng ngày cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất

A.hàng ngày, mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất

B. đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất

C. đọc sách

7.Trong các câu sau câu nào không phải câu đặc biệt

A.giờ ra chơi B.tiếng suối chảy róc rách C.cánh đồng làng D.Câu chuyện của bà tôi

8. Đặt 2 câu văn có sử dụng việc rút gọn câu và cho biết rút gọn thành phần gì

9.Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó trong đoạn văn sau :

" Trời ơi! cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc to hơn"

10. Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu ) nội dung về chủ đề học tập có sử dụng thành phần trạng ngữ và câu rút gọn hoặc câu đặc biệt. Gạch 1 gạch dưới chân của câu rút gọn , hoặc câu đặc biệt , 2 gạch dưới chân của trạng ngữ

0
2 tháng 9 2017

Đáp án: C

Đọc kỹ đoạn văn sau:Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.

2
27 tháng 7 2021

Mọi người làm được câu nào gửi câu đấy nhé. Thanks

 

17 tháng 10 2021

a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức

24 tháng 4 2017

Đáp án: D

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?A.        Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.B.        Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.C.        Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.D.        Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

A.        Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.

B.        Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.

C.        Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D.        Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

A.          Kể lại diễn biến sự việc.

B.          Đề xuất một ý kiến.

C.          Đưa ra một nhận xét.

D.          Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 3: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?

A.        Luận điểm phải rõ ràng.

B.        Lí lẽ phải thuyết phục.

C.        Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động.

D.        Cả ba yêu cầu trên.

Câu 4: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?

A.  Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

A. Trạng ngữ.        B. Chủ ngữ.

C. Vị ngữ.             D. Bổ ngữ.

Câu 6: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

A. Người ta là hoa đất.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Tấc đất tấc vàng.

Câu 7: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?

A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.

B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.

C. Mình đọc sách là nhiều nhất.

D. Đọc sách.

Câu 8: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .

B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Câu 9: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

Câu 10: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

A. Là các quy luật của tự nhiên.

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 11: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?

A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

Câu 12: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

C. Ăn cháo đá bát

D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

 

1
13 tháng 3 2020

Giải: 

1, A        

2, A

3, D

4, C

5, B

6, B

7, B

8, C

9, D

10, C

11, A

12, C

---------

Chúc bạn học tốt <3

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Giúp mik vs nha

3
19 tháng 5 2020

1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

VD : -Nước đi hay đấy.

       -Nước lọc uống ngon quá.

Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập

+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.

+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.

Câu 3 :

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu

-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

Câu 4 :

Giàu - nghèo

Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.

Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?

Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.

Câu 7 : Thiếu nhi.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?

câu 8 :B

20 tháng 5 2020

hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah

Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?

=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi chiều tinh sương với làn không khí mát dịu,thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

Câu 1:Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào,của ai?

Câu 2:Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó .

Câu 3:Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phẩn nào trong câu được rút gọn.Nêu tác dụng của việc rút gọn câu.

0
Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?a/Từ có hai tiếng có nghĩa    b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chínhc/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ phápd/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩaCâu 2: Từ láy là gì?a/Từ có nhiều tiếng có nghĩab/ Từ có các tiếng giốngnhau về phụ âm đầuc/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vầnd/ Từ có sự hòa phối...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa    

b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa

b/ Từ có các tiếng giốngnhau về phụ âm đầu

c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần

d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn    b/ gần gũi *     c/đông đủ     d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ      b/ ấm áp    c/ mong manh     d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn :  «  Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy         b/ ba từ láy                    c/ bốn từ láy         d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : «  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy                       b/ hai từ láy             c/ ba từ láy                       d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh         b/ Nước non lận đận         c/Nhà rách vách nát            d/ Gió táp mưa sa 
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai               b/ trúc               c/ mai            d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh.        b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học.                 d/ Bác ngồi đó lớn mênhmông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ            b/Vị ngữ              c/ Định ngữ              d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai              b/Ngôi thứ ba số ít           c/ Ngôi thứ nhất số nhiều            d/ Ngôi  thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

a/Ở đâu         b/Khi nào             c/ Nơi đâu               d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơm             b/ sông núi            c/ nước non             D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí               b/ thiên thư             c/thiên hạ               d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị        b/gia tăng      c/ gia sản d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc         b/quốc kì          c/ sơn thủy       d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ         b/ Lên thác xuống ghềnh         c/ Nhà rách vách nát              d/ Cơm  thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật;                  b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và  giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ;          d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái

1
29 tháng 4 2020

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa    

b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa

b/ Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu

c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần

d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn    b/ gần gũi *     c/đông đủ     d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ      b/ ấm áp    c/ mong manh     d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn :  «  Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy         b/ ba từ láy                    c/ bốn từ láy         d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : «  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy                       b/ hai từ láy             c/ ba từ láy                       d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh         b/ Nước non lận đận         c/Nhà rách vách nát            d/ Gió táp mưa sa 
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai               b/ trúc               c/ mai            d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh.        b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học.                 d/ Bác ngồi đó lớn mênh mông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ            b/Vị ngữ              c/ Định ngữ              d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai              b/Ngôi thứ ba số ít           c/ Ngôi thứ nhất số nhiều            d/ Ngôi  thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

a/Ở đâu         b/Khi nào             c/ Nơi đâu               d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơn        b/ sông núi            c/ nước non             D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí               b/ thiên thư             c/thiên hạ               d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị        b/gia tăng      c/ gia sản    d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc         b/quốc kì          c/ sơn thủy       d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ         b/ Lên thác xuống ghềnh         c/ Nhà rách vách nát              d/ Cơm  thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật;                  b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và  giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ;          d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái