K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2018

- Sở dĩ ĐV hằng nhiệt có khả năng duy trì thân nhiệt là nó đã bỏ ra 1 lượng năng lượng khá lớn để vận hành các hệ thống có chức năng như 1 máy điều hòa (bạn biết điều hòa ngốn điện thế nào rồi đấy), đổi lại thân nhiệt luôn được duy trì ở giá trị tối ưu để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi. VD: trời nóng thì toát mồ hôi, trời lạnh thì run (run để cơ hoạt động >sinh nhiệt), ...

-vd về động vật hằng nhiệt: chim bồ câu, chó, trâu, gấu,...

24 tháng 3 2018

thank bạn nha!!!vui

về ghi là tùy loại động vật thay vì đúng hay sai thì mình không rõ nhưng mình thấy đúng nha.

 +lí do xảy ra hiện tượng chim dư cư 

Nhiều thông tin cho rằng, chim di cư là do tìm nguồn thức ăn mới, do tập quán sinh sản, hay cần tìm một nơi có điều kiện khí hậu thích nghi với chu kỳ sinh trưởng. Nhưng thực tế nghiên cứu so sánh kích cỡ, sở thích ăn uống, địa bàn sống và hành vi di cư của hàng trăm loài chim, cả việc chúng có kiếm ăn theo đàn hay không, đã chứng minh đói là nguyên nhân chính buộc các loài chim bay đi hàng nghìn dặm giữa những vùng sinh sản và vùng không sinh sản mỗi năm. Ngoài việc di cư, một chiến lược khác được chim sử dụng để đối phó với cái đói là kiếm ăn theo bầy, bởi việc tìm ra nguồn thức ăn theo nhóm dễ dàng hơn khi đơn độc.

1 tháng 3 2022

người-chim-thú ( kể ra trong 3 bộ đó nha em )

chim bồ câu,gà,hổ,gấu,vịt,....Nói chung  2 lớp chim và lớp thú là hằng nhệt

4 tháng 8 2021

Câu 6: Nhện, Bọ xít, Bọ rùa, Ong ký sinh, Kiến, Chuồn chuồn, Muồm muỗm, Bọ đuôi kìm.

Câu 7: 

4 tháng 8 2021

Câu 6:

2.1 Nhện

Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… đều ăn sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một con nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.

2.2 Bọ xít

Thật ra tên của loại côn trùng này chẳng liên quan đến họ hàng bọ xít mà chúng thuộc chi Nabis. Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác.

Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh…

2.3 Bọ rùa

Đây là nhóm côn trùng đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng.

Các loại bọ rùa có ích như: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non), trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy hoặc các loại công trùng như: rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét.

2.4 Ong ký sinh

Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng.

Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong.

2.5 Kiến

Trên trái đất này, ở đâu có sinh vật thì ở đó có kiến. Hầu hết các loài kiến đều ăn thịt, và món ăn ưa thích là các loài sâu bọ. Tuy nhiên cần lưu ý, trên một số đối tượng sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.

2.6 Chuồn chuồn

Có rất nhiều loài chuồn. Chúng có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn của chuồn chuồn đa phần là côn trùng, sâu bọ. Trước sự tấn công của “không lực chuồn chuồn” thì khó có kẻ nào thoát được.

2.7 Muồm muỗm

Trông gần giống châu chấu, cào cào nhưng chúng không ăn thực vật… Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

2.8 Bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày.  

2.9 Bọ ngựa

Đây là một trong những loài săn mồi “hảo hạng”, có lẽ chúng ít khi về không khi vác những “thanh kiếm” răng cưa sắc nhọn đi kiếm mồi, nạn nhân là những loài sâu bọ gây hại cho lúa cũng như cây trồng nông nghiệp.

2.10 Bọ cánh cứng ba khoang

Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea nigrofasciata) là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.

2.11 Kiến ba khoang

Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.

Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. 

Câu 7:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20°c. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°c.

Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị tr gần biển hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. Sê-ra-pun-di nằm ờ sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới (12.000 mm). Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV), lượng mưa tuy ít nhưng vẫn đi cho cây cối sinh trưởng.

Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

25 tháng 5 2020

- Các động vật hằng nhiệt trong ngành động vật có xương sống: Hổ, báo, rắn, thằn lằn, ....

- Động vật hằng nhiệt tiến hóa hơn động vật biến nhiệt vì nhiệt độ của chúng không thay đổi theo môi trường (chủ động) còn động vật biến nhiệt thì nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường nên không thể sống được ở nơi có nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc quá lạnh) (bị động).

2 tháng 5 2022
tham khảo-Tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở ĐV biến nhiệt: - Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. -Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ngủ đông hoặc trú đông. -Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.  
2 tháng 5 2022

Tính hằng nhiệt của ở ĐV hằng nhiệt có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở ĐV biến nhiệt:

- Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ngủ đông hoặc trú đông.

- Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

20 tháng 3 2017

Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo môi trường.

Động vật hằng nhiệt là động vật có nhiệt độ không đổi từ 35 - 37 0 C và thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường.

-Động vật biến nhiệt gồm :

+ Lớp cá: cá chép( nói chung là cá)

+ Lớp lưỡng cư: ếch , lương

+ Lớp bò sát: thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè,...

- Động vật hằng nhiệt gồm:

+ Lớp chim: chim bồ câu,...

+ Lớp thú : hổ, báo,....

+ Có cánh: Dơi ( một loại duy nhất)

14 tháng 3 2022

B

9 tháng 2 2017

Động vật hằng nhiệt có ưu điểm gì so vs động vật biến nhiệt:

- Các cơ quan tiêu hoá phân hoá

- Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, cung cấp đủ ô-xi cho chim khi bay với vận tốc nhanh và lâu

- Nhịp tin bình thường là 80-100 lần/phút nhưng khi bay là 120 lần/phút

- Có thân nhiệt ổn định theo nhiệt độ của môi trường, không cần phụ thuộc vào nhiệt độ

- Có thể điều tiết lượng nhiệt phù hợp với nhiệt độ -> chim bồ câu phân bố rộng rãi trên Trái đất

10 tháng 2 2017

Sinh vật hằng nhiệt :
- Mỗi sinh vật có 1 giới hạn chịu đựng về nhiệt độ, trong đó nhiệt độ cơ thể không chỉ được phép ở trong 1 khoảng nào đó. Bởi vì các hợp chất trong cơ thể, các protein, đặc biệt là enzim chỉ hoạt động được khi nhiệt độ cơ thể nằm trong 1 khoảng nào đó. Nếu nhệt độ ở ngoài khoảng này, protein sẽ biến tính (thay đổi cấu trúc) dẫn đến mất hoạt tính >>> sinh vật sẽ chết.
- Động vật biến nhiệt có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng quá cao hoặc hạ quá thấp nhưng SV lại không có khả năng điều chỉnh, nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng >> chết.
- Điều ngược lại đối với ĐV hằng nhiệt. Sở dĩ ĐV hằng nhiệt có khả năng duy trì thân nhiệt là nó đã bỏ ra 1 lượng năng lượng khá lớn để vận hành các hệ thống có chức năng như 1 máy điều hòa (bạn biết điều hòa ngốn điện thế nào rồi đấy), đổi lại thân nhiệt luôn được duy trì ở giá trị tối ưu để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi. VD: trời nóng thì toát mồ hôi, trời lạnh thì run (run để cơ hoạt động >sinh nhiệt), ...

20 tháng 5 2022

D. Động vật biến nhiệt

 
20 tháng 5 2022

D