Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cho xây dựng các khu bảo vệ động vật
- Cấm săn bắt động vật quá mức , trái phép
- Ngăn cấm các hành vi buôn bán động vật trái phép
-Tuyên truyền mọi người chung tau bảo vệ động vật
-Bảo vệ rừng , bv mt sống của chúng
- Đề nghị lên các cấp chính quyền , những người có quyền hạn về vấn đề này để họ có các giải páp phù hợp
Chúng ta cần
- Tuyên truyền nhân dân qua các hình thức
vd: múa rối nước, kịch, hài,...
-Xây dựng các khu bảo tồn động vật quý hiếm
-Cấm săn bắt động vật quý hiếm
-Thường xuyên tuần tra để mọi hành vi săn bắt không xảy ra
-Cấm buôn bán động vật quý hiếm trái phép
-Cấm phá rừng, thải chất thải ra sông, hồ, biển
tóm lại là như vậy nhưng còn nhiều việc phải làm lắm nhé!
+) Kiến: Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn ti trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy “sữa”… Số lượng bầy kiến có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con… nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh.
+) Ong: Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...
Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.
+) Bướm: PHÁT HIỆN GEN QUI ĐINH TẬP TÍNH DI CƯ CỦA LOÀI BƯỚM.
-Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Massachusetts, Mỹ đã phát hiện ra một nhóm gồm 40 gen được cho là đã khiến loài bướm Monarch ở Bắc Mỹ bay hàng ngàn dặm đến miền Nam vào mỗi mùa thu.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thu thập được bộ gen quy định tập tính di cư của động vật.
Loài bướm Monarch đã nổi tiếng bởi khoảng cách di cư rất lớn - 4000 km (tương đương 2500 dặm) từ Canada đến Mexico, nhưng yếu tố để khiến chúng di cư từng là một bí ẩn.
Giờ đây nhà tâm sinh lý Steven Reppert thuộc Đại học Y Massachusetts và các đồng nghiệp đã tìm được bộ gen giải mã tập tính di cư của loài côn trùng này.
Các tác giả công trình nghiên cứu cho biết dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa phổ gen thể hiện ở trung khu thần kinh và tình trạng di cư ở động vật di cư xa.
Chuyến di cư của hàng trăm triệu con bướm Monarch đến vùng đất tổ tiên của chúng ở Mexico hàng năm là hành trình có một không hai trong thế giới bướm. Chúng dùng đồng hồ sinh học và mặt trời để định hướng cho chuyến đi. @
-Sự hồi sinh khó tin của loài bướm xanh tại Anh
Để tái sinh loài bướm xanh từng bị tuyên bố tuyệt chủng, các nhà khoa học Anh kỳ công phát quang một vùng đồi rộng lớn, đem lại môi trường sống quen thuộc cho kiến đầu đỏ, thức ăn quan trọng của loài bướm này.
Bị tuyên bố tuyệt chủng, nhưng sau 30 năm, loài bướm xanh bướm xanh tuyệt đẹp ở Anh gây ngạc nhiên khi trở lại với số lượng lên tới khoảng 20.000 con.
Theo các nhà khoa học tại Anh, bướm xanh là loài vật "khó chiều" nhất thế giới. Có ý kiến đổ lỗi sự biến mất của chúng là do những người săn bướm. Tuy nhiên, nhóm các nghiên cứu đứng đầu là giáo sư Jeremy Thomas từ ĐH Oxford và Trung tâm sinh thái và thủy học cho biết: sự biến mất của những sườn đồi nơi kiến đỏ sinh sống mới chính là lý do dẫn đến sự tiệt chủng của loài bướm xanh lớn.
Loài bướm xanh tái xuất hiện ở Anh sau 30 năm vắng bóng.
Sâu bướm xanh phóng ra một chất độc từ da của chúng, đánh lừa những con kiến và khiến chúng nghĩ rằng chúng đã mất tổ. Những con sâu sau đó tạo kén và sống trong tổ của những con kiến trong vòng 10 tháng trước khi thành bướm vào mùa xuân. Bướm lớn chỉ có thể sống ở sườn đồi nhiều cỏ và bãi cỏ có loài kiến đỏ làm tổ.
Vì người nông dân ngừng việc thả vật nuôi trên sườn đồi nên cỏ ở vùng đó mọc lên rất nhanh. Cỏ dài và đất đầy bụi rậm làm cho kiến đỏ mất đất sinh sống. Vì không có đủ kiến nuôi sống ấu trùng nên loài bướm xanh chết vào năm 1979.
Bởi vậy, trong vòng 25 năm trở lại đây, những nhà bảo tồn dọn sạch các bụi rậm và đưa kiến đỏ đến sinh sống tại 33 sườn đồi ở Tây Nam. Sau đó, vào những năm 1980, loài bướm xanh lớn nhập khẩu từ Thụy Điển được thả lỏng ở những cánh đồng tái sinh. Sự sắp đặt này đã rất thành công và hiện nay, số lượng bướm xanh ở Anh nhiều hơn cả năm 1950.
Nhà nghiên cứu David Attenborough nói rằng: “Sự phục hồi của những con bướm xanh lớn ở Anh là một thành công đáng kể, phản ánh sức mạnh của nghiên cứu sinh học bảo tồn sau những thay đổi của môi trường”.
Trong một bản báo cáo từ giáo sư Thomas đăng trên báo Khoa học có nói đến việc một số loài động vật khác hưởng lợi từ bướm xanh. Nhiều vùng đồi ghi nhận sự gia tăng số lượng các loài chim, thực vật hiếm và loài bướm khác. Giáo sư Nigel Bourn, thuộc nhóm tình nguyện bảo vệ các loài bướm, nhận định: "Dự án tuyệt vời đã chứng minh, loài người hoàn toàn có thể phục hồi ".
+) Châu chấu: Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài km.
Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng... Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.
Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông (hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause).
Hệ cơ quan | Các cơ quan của hệ | Vị trí đặc điểm |
1/ tiêu hoa |
-Miệng , thực quản, dạ dày, hậu môn. -tuyến gan |
Phân hoá rõ rệt,gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn |
2/ thần kinh | - bộ não | Nằm trong hộp sọ,ngoài ra còn có tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống,điều khiển điều hoà hoạt động của cá |
3/ bài tiết | Thận | Máu tím đỏ,nằm sát cột sống.Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài. |
4/ tuần hoàn | - tim , máu màu đỏ | Nằm phía trước khoang thân, ứng với vây ngực, co bóp để thu và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu |
5/ hô hấp | - mang | Nằm dưới xương nắp mang,trong phần đầu,gồm các lá mang gắn vào các xương cung mang có vai trò trao đổi khí |
6/ bóng hơi |
bóng hơi ko có hệ nhé
|
Nằm sát cột sống,giúp cho cá chìm nổi dễ dàng trong nước |
tick cho mình nhé
Câu 4:
-Thành phần huyết tương(chiếm 55% thể tích máu)
+Các chất dinh dưỡng protein, lipit, gluxit, vitamin.
+Các chất cần thiết khác(hoocmoon , kháng thể...) và các chất thải của tế bào(ure, axit uric..)
+Các muối khoáng
-Thành phần huyết cầu(chiếm 45% thể tích máu)
+Hồng cầu
+Bạch cầu
+Tiểu cầu
Câu 2:
- Có 3 loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Các loại mạch máu | Sự khác biệt về cấu tạo | Giải thích |
Động mạch | Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch, lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch | Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn |
Tĩnh mạch |
Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch, lòng mạch rộng hơn động mạch Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực |
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ |
Mao mạch |
Nhỏ và phân nhánh nhiều Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì Lòng hẹp |
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào |
Câu 3:
- Hô hấp: Là một quá trình luôn gắn liền với sự sống.
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào
Sứa:
Dinh dưỡng: dị dưỡng ( bắt mồi bởi các xúc tua )
Sinh sản : hữu tính
Hải Quỳ:
Dinh dưỡng : dị dưỡng ( trên thân có nhiều tế bào gai độc và có nhiều tua )
Sinh sản : bằng cách mọc chồi ( giống thuỷ tức ) từ chồi tách ra thành hải quỳ con
Thuỷ tức :
Dinh dưỡng : dị dưỡng ( bắt mồi bằng gai độc )
Sinh sản: Có 3 hình thức sinh sản là ( mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh )
+ Mọc chồi: Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống tự lập
+ Sinh sản hữu tính : Tế bào trứng được tinh trùng của thuỷ tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thuỷ tức con
+ Tái sinh: Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra
San hô :
Dinh dưỡng : dị dưỡng ( nhờ vào các tế bào và gai độc )
sinh sản: hữu tính
- Bò sát hiện nay, được chia thành 4 bộ là bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa.
a. Bộ Đầu mỏ
- Hiện nay, chỉ còn 1 loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan.
b. Bộ Có vảy
- Đại diện:
+ Rắn ráo: không có chi, không có màng nhĩ.
+ Thằn lằn bóng: có chi màng nhĩ rõ.
c. Bộ Cá sấu
- Đại diện:
+ Cá sấu Xiêm
+ Cá sấu hoa cà
d. Bộ Rùa
- Đại diện:
+ Rùa núi vàng
+ Ba ba
STT | Loại vây được cố định | Trạng thái thí nghiệm của cá | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi chìm xuống đáy bể | Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi |
2 | Tất cả các loại vây đều bị cố địn trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên ( tư thế cá chết) | Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển. |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi | Giữ thăng bằng theo chiều dọc |
4 | Hai vây ngực | Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc lên mặt nước hay xuống mặt nước rất khó khăn | Vây ngực cũng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng, quan trọng hơn vây bụng |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn | Vây bụng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng. |
= 2
Mà sao lại sinh học 7? Bao cáo nha
SIÊU TRI TUE Việt Nam
Mẹ anh bảo hồi anh 2 tuổi rưỡi anh đã nhớ rồi đọc hết số từ 1-100, mà em thì là SIEU TRI TUE rồi