K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Tham khảo

Nghệ thuật :

* So sánh : " Tiếng suối" với "tiếng hát xa"

* Điệp ngữ : "lồng", "chưa ngủ"

* Tiểu đối

* Lấy động từ tả tĩnh

* Chất cổ điển lồng vào chất hiện đại

=> Bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng núi rừng Việt Bắc

=> Bác là người yêu thiên nhiên

21 tháng 12 2021

Điệp ngữ"lồng"

 Tác dụng : Điệp ngữ đã kết nối các sự vật xóa đi khoảng cách giữa các tầng không gian ,gợi sự đan xen giữa các mảng sáng tối để khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp lung linh

Điệp ngữ"chưa ngủ" 

Tác dụng: kết nối và mở ra hai trạng thái ,cảm xúc của tác giả.Bác chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên thật đẹp đặc biệt hơn cả là vì nỗi trăn trở ,lo lắng cho đất nước

điệp ngữ: lồng:Điệp ngữ cách quãng             , chưa ngủ:điệp ngữ vòng

20 tháng 11 2016

tiếng suối trong như tiếng hát xa

trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

điệp ngữ: lồng; chưa ngủ

- vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. có thể sẽ xa nhau mãi mãi. lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. một giấc mơ thôi

điệp ngữ: xa nhau; một giấc mơ

22 tháng 11 2016

eoeo

giỏi ghê

29 tháng 11 2016

b) tìm điệp ngữ và xác định dạng điệp ngữ trong các trường hợp sau:

- Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

 

-Vậy mà giờ đây ,anh em tôi sắp phải xa nhau .Có thể sẽ xa nhau mãi mãi .Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ .Một giấc mơ thôi.

- Điệp ngữ Vòng-Điệp ngữ cách quãng

- Điệp ngữ nối tiếp

28 tháng 11 2016

-Điệp ngữ là chưa ngủ-điêp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng)

-Điệp ngữ là "xa nhau"-điệp ngữ cách quãng

-Một giấc mơ-điệp ngữ nối tiếp

27 tháng 12 2021

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khố của dân tộc, bên cạnh những chú trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tinh, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Bài 1:  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.                 "Tiếng suối trong như tiếng hát xa                   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa                    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ                    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"1/ Em hãy cho biết nhan đề (tên) bài thơ ? (1 điểm)2/ Cho biết tên tác giả của bài thơ ? (1 điểm)3/ Cho biết bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ? (1 điểm)4/ Tìm hai quan...
Đọc tiếp

Bài 1:  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

                 "Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

1/ Em hãy cho biết nhan đề (tên) bài thơ ? (1 điểm)

2/ Cho biết tên tác giả của bài thơ ? (1 điểm)

3/ Cho biết bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ? (1 điểm)

4/ Tìm hai quan hệ từ có trong bài thơ ? (2 điểm)

5/ Cho biết ý nghĩa của các quan hệ từ đó ? (2 điểm)

Bài 2: Cho đoạn thơ sau:

            "Cháu chiến đấu hôm nay

              Vì lòng yêu Tổ quốc

              Vì xóm làng thân thuộc

              Bà ơi, cũng vì bà

              Vì tiếng gà cục tác

               Ổ trứng hồng tuổi thơ."

1/ Hãy tìm quan hệ từ có trong đoạn thơ trên (1điểm)

2/ Cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó (1điểm)

3/ Đặt câu có sử dụng quan hệ từ vưà tìm được. Gạch chân dưới quan hệ từ đó. (1điểm)

 

2
19 tháng 11 2021

1. Cảnh khuya
2. HỒ CHÍ MINH
3. thất ngôn tứ tuyệt
4. như, vì
5. như: só sánh
    vì: miêu tả lí do
 

19 tháng 11 2021

bài 2:
1. vì
2. vì: nêu lí do
3. VD: vì em rất chăm học nên cuối năm em đc hs giỏi

20 tháng 6 2016

 Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ "lồng" với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
- Điệp ngữ "chưa ngủ" mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

26 tháng 8 2016
  • Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. 
  • Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… 
  • Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. 

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. 

1 tháng 12 2016

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.