Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gọi số hs lớp 6,7,8 lần lượt là a,b,c, có:
\(\frac{a}{4}=\frac{b}{3};\frac{a}{6}=\frac{c}{8}\)
=> \(\frac{a}{12}=\frac{b}{9}=\frac{c}{16}\Rightarrow\frac{a+b+c}{12+9+16}=\frac{357}{37}=9,......\)
đề sai ko hay mk sai?
Đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x ( với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k. Khi y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là 1,k. Và ta nói y,x tỉ lệ thuận với nhau
VD: vì x,y là tỉ lệ thuận nên k = 6 : (-2) = 3
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y=\(\frac{a}{x}\) hay a= x.y (a là 1 hằng số khác hk) thì ta nói y tỉ lệ nghịch vs x theo hệ số tỉ lệ a.
VD: 2 tỉ lệ nghịch vs 3 theo hệ số tỉ lệ a.
=> a = 2.3=6
Gọi số học sinh khối 6;7;8;9 lần lượt là a,b,c,d
Theo đề, ta có: a/3=b/5=c/4=d/6
Áp dụng tính chất của DTSBN, ta được:
\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{4}=\dfrac{d}{6}=\dfrac{a+b+c+d}{3+5+4+6}=\dfrac{450}{18}=25\)
=>a=75; b=125; c=100; d=150
Gọi x (học sinh), y (học sinh), z (học sinh), t (học sinh) lần lượt là số học sinh bốn khối 6, 7, 8, 9 (x, y, z, t ∈ ℕ*)
Do số học sinh khối 6, 7, 8, 9 tỉ lệ thuận với 3; 5; 4; 6 nên:
x/3 = y/5 = z/4 = t/6
Do tổng số học sinh là 450 nên:
x + y + z + t = 450
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
x/3 = y/5 = z/4 = t/6 = (x + y + z + t)/(3 + 5 + 4 + 6) = 450/18 = 25
x/3 = 26 ⇒ x = 3.25 = 75 (nhận)
y/5 = 25 ⇒ y = 5.25 = 125 (nhận)
z/4 = 25 ⇒ z = 4.25 = 100 (nhận)
t/6 = 25 ⇒ t = 6.25 = 150 (nhận)
Vậy số học sinh của khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là: 75 học sinh, 125 học sinh, 100 học sinh, 150 học sinh
gọi số học sinh lớp 7a là a và số hs của lớp 7a khi chuyển đi là a2
số hs lớp 7b là b, số hs lớp 7c là c và số hs lớp 7c khi chuyển vào là c2
vì tổng số hs lớp 7a và 7b là 86 em
=> a + b = 86 => a2 + 2 +b = 86
=> a2 + b = 84
nếu chuyển 2em từ lớp 7a sang 7c thì số hs 3 lớp 7a,7b,7c tỉ lệ thuận với 7,7,8 nên ta có:
\(\frac{a_2}{7}=\frac{b}{7}=\frac{c_2}{8}\)
áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\frac{a_2}{7}=\frac{b}{7}=\frac{c_2}{8}=\frac{a_2+b}{7+7}=\frac{84}{14}=6\)
=> a2= 6.7 = 42 => a = 42 + 2 = 44
=> b = 6.7 = 42
=> c2 = 6.8 = 48 => c = 48 - 2 = 46
vậy số hs lớp 7a là 44 em, số hs lớp 7b là 42 em, số hs lớp 7c là 46 em
1) Hình chữ nhật ABCD có diện tích không đổi và bằng S, độ dài cạnh là x và y thay đổi. Vậy x và y là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch
Vì nếu đại lượng x thay đổi thì y cũng thay đổi nên mà nếu giá trị của x tăng thì y lại giảm nên x và y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
2) Số học sinh các khối 6;7;8;9 của một trường THCS tỷ lệ thuận với 9;7;8;7. Tổng số học sinh của khối 6 và khối 7 là 480 học sinh.
Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Giải:
Gọi số học sinh của khối 6 là a
số học sinh của khối 7 là b
số học sinh của khối 8 là c
số học sinh của khối 9 là d
Điều kiện: a,b,c,d thuộc N*; a,b < 480
Vì tổng số học sinh của lớp 6 và lớp 7 là 480 hs nên a + b = 480 (hs)
Vì số học sinh của các khối 6,7,8,9 lần lượt tỉ lệ với 9;7;8;7 nên ta có:
\(\frac{a}{9}=\frac{b}{7}=\frac{c}{8}=\frac{d}{7}=\frac{a+b}{9+7}=\frac{480}{16}=30\) (học sinh)
Ta có:
\(\frac{a}{9}=30\) => a= 30.9 = 270 (học sinh) (TMĐK)
\(\frac{b}{7}=30\) => b= 30.7 = 210 (học sinh) (TMĐK)
\(\frac{c}{8}=30\) => c= 30.8 = 240 (học sinh) (TMĐK)
\(\frac{d}{7}=30\) => d= 30.7 = 210 (học sinh) (TMĐK)
=> Tổng số học sinh của trường đó là: 270 + 210 + 240 + 210 = 930 (học sinh)
Vậy tổng số học sinh của trường đó là: 930 học sinh.