Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Qua truyền thuyết Thánh Gióng, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước và thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
Câu 2:
- Tiếng đàn thần: phương tiện kí thác tâm sự của Thạch Sanh, giúp chàng minh oan và bày tỏ tình cảm với công chúa. Tiếng đàn đẩy lùi quân của 18 nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của tình yêu thương và khát vọng hòa bình.
- Niêu cơm thần: hàng vạn người ăn mãi không hết -> niêu cơm biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
* Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:
- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.
- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.
2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:
- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục.
- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.
3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...
Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.
Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh:
- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.
- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.
- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.
- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.
=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.
4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ
- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.
- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.
5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.
Câu 2:
- Ăn no ấm bụng: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể
- Bạn ấy rất tốt bung: nghĩa chuyển, tượng trưng cho tấm lòng của bạn ấy
- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể
ĐÂY LÀ ĐỀ KHAM KHẢO NHA. CHÚC BẠN TỐT NHÉ^^ Câu 1:aTiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.B Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.C.Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. D.Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược,.... CÂU 2: Cần đánh giá con người một cách toàn diện, không nên có cái nhìn phiến diện; không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong"
- Trong cuộc sống, ta cần có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt đối với những người thiệt thòi, gặp khó khăn hơn mình. CÂU 3:Mong muốn tìm được người hiền tài ra giúp nước, nhà vua cho viên quan đi dò la khắp nước. Đến đâu, viên quan này cũng ra những câu đố hết sức hóc búa để thử tài dân chúng nhưng vẫn chưa tìm được người như mong đợi. Một lần, quan đi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, ông bỗng nảy ra câu đố, trong khi người cha bối rối không trả lời được thì cậu con trai lanh lẹ đã đối đáp lại viên quan hết sức trôi chảy, thông minh khiến viên quan hết sức mừng vui. Nhà vua ra đề thử tài cậu bé bằng cách bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách sử dụng cách "gậy ông đập lưng ông", cậu bé không chỉ giúp dân làng thoát tội mà còn khiến vua hết sức thán phục vì tài trí của mình. Sau khi được vua ban thưởng, cậu bé tiếp tục được thử thách làm thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ. Ở thử thách này, bằng trí thông minh của mình, cậu cũng đã vượt qua một cách dễ dàng, khiến nhà vua hoàn toàn khâm phục. Và một lần nữa tài năng của cậu bé được khẳng định qua thử thách của vua láng giềng: Đố xâu sợi chỉ qua chiếc vỏ ốc vặn dài; nhờ hiểu biết thực tế cũng như tài trí hơn người của mình, cậu bé đã giúp triều đình thoát khỏi cuộc chiến tranh. Để ghi nhận công lao của cậu bé, nhà vua cho xây dựng dinh thực ngay cạnh cung vua và phong cho cậu làm Trạng nguyên.ĐỀ KHAM KHẢO NHÉ BẠN^^
1. Gióng ra đời( cách ra đời kì lạ của gióng không giống như người bình thường thể hiện gióng là thần tiên), gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc (thể hiện tinh thần đánh giặc từ khi còn nhỏ của Gióng), gióng bay về trời( giúp đỡ người khác mà không cần phải chờ họ trả ơn lại)
2. Bài học rút ra là: Không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà hãy coi trọng đến phẩm chất của họ
3. Thử thách 1:
Trong 1 lần đang đi ngang qua một cách đồng, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng, liền tiến lại hỏi: "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" Người cha không biết trả lời sao thì người con đã nói lại: "Thế cho hỏi ngựa của ông một ngày đi được mấy đường?"
Thử thách 2:
Vua lệnh ban cho làng ấy 3 thúng dạo nếp và 3 con trâu đực, đố làm sao chăm được con trâu để năm sau để thành 9 con. Nghe xong, cậu bé không long lắng mà góp tiền trẩy kinh. Đến hoàng cung, người con liền lẻn vào mà khóc um sùm lên. Vua cho gọi vào thì nói: "Mẹ con mất mà cha không đẻ thêm em bé để chơi với con" Nghe xong ai cũng phì cười, vua đáp: " Cha m là giống đực làm sao mà đẻ được?" Cậu bé liền nói:" Vậy sao vua lại cho làng con phải nuôi con trâu đẻ ra 9 con ạ?" Vua cũng chịu thua với thằng bé này
Thử thách 3:
Vua cho sứ giả mang tới nhà em bé một con chim sẻ, đố sao dọn được 3 mâm cỗ thì em bé liền bảo: " Ông về cầm lấy cây kim này về tâu đức vua rènthafnh một con dao để tôi sẻ thịt chim"
Thử thách 4:
Có một nước láng giềng sang đó sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc vặn dài, rỗng hai đầu. Ai cũng bó tay chỉ riêng chú bé thì hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Quả nhiên xâu được ngay.
Cj nè e , viết nè :
Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.Viết nha , thik bài nào thì chọn đi nhé , cj viết cho cưng !!!
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Câu 1 : Yếu tố kì ảo có vai trò như thế nào trong truyện Em bé thông minh : Không tồn tại trong truyện
Câu 2 : Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh từ thế giới thần linh