K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

TK

Cá : tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín

*Bò sát: 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín

*Lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín

*Chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

*Lớp thú:2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu tươi, hệ tuần hoàn kín

16 tháng 4 2017

Chọn A.

30 tháng 12 2016
# Ngành động vật Đại diện Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp
1 Động vật nguyên sinh Trùng biến hình Chưa phân hóa Chưa phân hóa
2 Ruột khoang Thủy tức Chưa phân hóa Chưa phân hóa
3 Các ngành giun (Giun tròn, giun dẹp, giun đốt) Giun đốt Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn kín Hô hấp qua da
4 Thân mềm Ốc sên, mực… Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở Hô hấp qua mang đối với nhóm ở nước/ phổi đối với nhóm ở cạn
5 Chân khớp (Giáp xác, hình nhện, sâu bọ) Châu chấu Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn hở Hô hấp qua hệ thống ống khí
6 Động vật có xương sống - Lớp cá Cá chép 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng mang
7 Động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư Ếch 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi, da
8 Động vật có xương sống - Lớp bò sát Thằn lằn 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi
9 Động vật có xương sống - Lớp chim Chim bồ câu 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi, túi khí
10 Động vật có xương sống - Lớp thú Thỏ 3 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi
12 tháng 2 2018

- Ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể:

    + Voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấu ở vùng nhiệt đới.

    + Thỏ ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.

- Thực vật sống trong nước có những đặc điểm khác với thực vật sống trên cạn:

    + Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau: những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.

    + Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng, gió nhiều (ví dụ: trên đồi trống) thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài. Ở nơi đất khô cằn thiếu nước như sa mạc thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai đề hạn chế sự thoát hơi nước). Trong khi đó cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều (ví dụ: trong rừng rậm hay trong thung lũng) thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.

8 tháng 5 2017

1) -có lông vũ( ko thấm nước)

- có cánh bay đc

-phổi có hệ thống túi khí

-xương nhẹ xốp giảm trọng lượng cơ thể

29 tháng 10 2016

Câu 2 :
Miền núi là nơi có khí hậu nóng ẩm , trình độ dân trí còn thấp , máy móc thiết bị còn lạc hậu , người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như không có các loại thuốc trị bệnh ,... Tất cả các lí do đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển mạnh nên dễ xảy ra sốt rét .

@phynit

29 tháng 10 2016

Bạn tách từng câu ra đi

Mk giúp cho

22 tháng 2 2020

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → Tạo thành chân bơi để đẩy nước.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ Dễ quan sát.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → Thuận lợi cho việc di chuyển.

2.

Đặc điểm chung của Lưỡng cư

- Môi trường sống: Nước và cạn.

- Da: Trần, ẩm ướt.

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều.

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành).

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

- Sự phát triển cơ thể: Biến thái.

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt.

22 tháng 2 2020

3. Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người:

- Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

- Có giá trị thực phẩm.

- Là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Là chế phẩm dược phẩm.

4. * Sự sinh sản:
- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
- Nòng nọc mọc 2 chi sau.
- Nòng nọc mọc 2 chi trước.
- Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.