K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

- Muốn cho ảnh của hai quả cầu che lấp nhau thì hai tia tới xuất phát từ hai điểm sáng A, B phải cho hai tia phản xạ trùng lên nhau. Như vậy hai tia tới cũng phải trùng lên nhau. Hai tia tới duy nhất có thể trùng lên nhau là hai tia nằm trên đường thẳng AB, cắt mặt gương ở I.

Giải SBT Vật Lí 7 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 7

- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng ở I (i = r), ta vẽ được tia phản xạ chung IR. Để mắt trên đường truyền của IR, ta sẽ nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

30 tháng 11 2018

Hai quả cầu A và B sẽ cho hai ảnh A’ và B’. Ta nhìn thấy các ảnh này do tia sáng từ vật đến gương phản xạ lại mắt ta. Tia phản xạ của tia tới từ vật A đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh A’ của A. Tia phản xạ của tia tới từ vật B đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh B’ của B. Vậy nếu tia phản xạ của A và B trùng nhau đi vào mắt ta thì ta sẽ thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

Hình vẽ:

13 tháng 12 2018

Đáp án B

Vì ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo nên ở phía đằng sau của mặt gương ta không thể nhìn thấy ảnh của nó mà phải đặt mắt ở trước gương.

→ Đáp án B

Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Chọn đáp án đúng.A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn.B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật, không hứng được trên màn.C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật.D. Cả 3 nhận xét đều đúng.Câu 2: Chọn kết luận đúng.A. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.B. Khoảng cách từ ảnh đến gương...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Chọn đáp án đúng.
A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn.
B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật, không hứng được trên màn.
C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật.
D. Cả 3 nhận xét đều đúng.
Câu 2: Chọn kết luận đúng.
A. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
B. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng 0.
C. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng 2 lần khoảng cách từ vật đến gương.
D. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng một nửa khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3: Một gương phẳng đặt vuông góc với mặt sàn, một người đứng ở các vị trí khác nhau
trên sàn để soi gương. Nhận xét nào đúng?
A. Ảnh trong gương luôn cao bằng nhau.
B. Ảnh khi người đứng gần gương cao hơn ảnh khi người đứng xa gương.
C. Ảnh luôn luôn thấp hơn người.
D. Ảnh luôn luôn cao hơn người.
Câu 4: Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với
mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của
mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào ?
A. Hai ảnh có chiều cao như nhau. B. Hai ảnh giống hệt nhau.
C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một vật sáng S đặt trước gương phẳng ?
A. Chỉ khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
B. Chỉ khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
C. Chỉ khi S’ là nguồn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng.
Câu 6: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi:
A. Giao nhau của các tia phản xạ.
B. Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ.
C. Giao nhau của các tia tới.
D. Giao nhau của đường kéo dài các tia tới.
Câu 7: Đặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng trước gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua
gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật ?
A.Luôn song song với vật. B. Luôn vuông góc với vật.
C. Luôn cùng phương, ngược chiều với vật. D. Tùy vị trí của gương so với vật.
Câu 8: Một vật chuyển động trước một gương phẳng. Ảnh của vật đó
A. Chuyển động với tốc độ bằng tốc độ của vật.

Trung tâm Khoa Bảng. Tel: 024 66865087 - 0983614376
B. Đứng yên.
C. Chuyển động với tốc độ gấp 2 lần tốc độ của vật.
D. Chuyển động với tốc độ bằng nửa tốc độ của vật.
Câu 9: Cho các hình vẽ sau. Hình nào mô tả đúng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng ?
A. Hình a)
B. Hình b)
C. Hình c)
D. Cả 3 hình

Câu 10: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng với các khoảng cách như hình dưới đây. S’ là ảnh
của S qua gương. Hãy xác định khoảng cách SS’.
A. SS’ = 25 cm.
B. SS’ = 20 cm.
C. SS’ = 50 cm.
D. SS’ = 40 cm.

Câu 11: Hãy đặt hình vẽ dưới đây trước một gương phẳng ở nhà bạn và viết từ Tiếng Anh bạn
thấy cũng như nghĩa của nó? Có thể giải thích tại sao phía trước các xe cứu thương ta nhìn thấy
những chữ như vậy.

Từ tiếng Anh:

0
19 tháng 11 2021

Tham khảo

undefined

10 tháng 3 2018

a) Vẽ ảnh:

Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương nên ta xác định ảnh của hai điểm sáng S1 và S2 bằng cách sau:

- Xác định ảnh S’1 của S1 bằng cách dựng S1H1 vuông góc với gương, trên tia đối của tia H1S1 lấy điểm S’1 sao cho S’1H1 = S1H1.S’1 là ảnh của S1 qua gương cần vẽ.

- Tương tự ta xác định được ảnh S’2 của S2 qua gương.

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7

b) Từ S1, S2 ta vẽ hai chùm tia sáng sao cho hai tia ngoài cùng đến hai mép IK của gương, khi đó hai tia tới từ S1 và S2 cho chùm tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh của chúng.

c) Để mắt quan sát được cả hai ảnh S’1 và S’2 của hai điểm sáng trong gương thì mắt phải đặt tại vùng giao nhau của vùng nhìn thấy ảnh S’1 (là vùng R1IKR’1) và vùng nhìn thấy ảnh S’2 (là vùng R2IKR’2). Hai vùng này giao nhau tạo thành vùng R2IKR’1 (là vùng gạch chéo), mắt đặt tại vùng này sẽ nhìn thấy đồng thời hai ảnh của hai điểm sáng.

1. Một tia sáng SI chiếu đến gương phẳng .Góc tạobởi tia SI với mặt gương bằng 30 0 . Hãy vẽ tia phảnxạ và tính góc phản xạ.2. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng tathu được tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60 0 .Vẽ vị trí đặt gương và tính góc tới.3. Hãy vẽ tia sáng xuất pháttừ điểm M tới gương rồiphản xạ qua điểm A. Nêucách vẽ.SAHình 14. Cho vật sáng AB đặt...
Đọc tiếp

1. Một tia sáng SI chiếu đến gương phẳng .Góc tạo
bởi tia SI với mặt gương bằng 30 0 . Hãy vẽ tia phản
xạ và tính góc phản xạ.
2. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta
thu được tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60 0 .
Vẽ vị trí đặt gương và tính góc tới.
3. Hãy vẽ tia sáng xuất phát
từ điểm M tới gương rồi
phản xạ qua điểm A. Nêu
cách vẽ.

S

A

Hình 1

4. Cho vật sáng AB đặt trước
gương phẳng như hình vẽ.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo
bởi gương.
b) Vẽ tia sáng từ A đến
gương cho tia phản xạ qua B.
c) Vẽ vị trí đặt mắt để nhìn
thấy A’ che khuất B’ biết
gương rất rộng.

B
A

Hình 2

5. Một nguồn sáng S đặt
trước một gương phẳng.
a.Xác định khoảng không
gian cần đặt mắt để quan sát
thấy ảnh của S.
b.Nếu đưa S lại gần gương
hơn thì khoảng không gian
này sẽ biến đổi như thế nào?
S

6. Trên xe ô tô, xe máy người ta thường lắp một
gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát
ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm
như vậy có lợi gì?
7. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng ghi âm,
phòng chiếu bóng, người ta thường làm tường sần
sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải
thích tại sao?

HELP ME PLEASE !

Bạn nèo giải hết mk xin vạn lần cảm ơn ẹ

0
17 tháng 3 2017

a)     Để mắt M có thể quan sát thấy ảnh S’ của S thì mắt phải nằm trong vùng không gian chứa chùm tia phản xạ. Đó chính là vùng không gian giới hạn tạo bởi chìm phản xạ trên mép gương.

Xác định khoảng không gian cần đặt mắt

+ Vẽ ảnh S’ của S đối xứng qua gương.

+ Gọi I và J là các diểm nằm trên mép gương; Nối S’I và S’J

Vùng không gian trước gương giới hạn tạo bởi cùm phản xạ S’I và S’J như hình 5.12a là vùng có thể đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S’.

 

b)     Nếu đưa S lại gần gương hơn thì ảnh S’ của S cũng tiến gần gương hơn, khi đó chùm phản xạ giới hạn bởi hai tia SI và S’J sẽ loe rộng hơn, nên khoảng không gian này sẽ tăng lên.