K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2021

Vì chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ để nhận nhóm NH2 thành các axit amin, do đó trong cây sẽ tích luỹ quá nhiều NH3, gây độc

5 tháng 7 2019

Đáp án: C

9 tháng 10 2022

Câu 1:

a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống , nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.

-Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Thậm chí một số virus có thể kích hoạt tế bào tiết ra các protein làm mở rộng cầu sinh chất. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.

b) -Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó. 

-Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày. 

Bạn tham khảo ! 

 

9 tháng 8 2016

- Khi chuẩn bị phân bào, ADN dính vào tế bào chất, bắt đầu nhân đôi

- Sau khi nhân đôi AND dính vào 2 điểm tách nhau trên màng

- Tế bào càng lớn, 2 ADN con càng tách xa nhau. Màng sinh chất và thành tế bào vi khuẩn sinh trưởng vào phía trong, thành ngăn đôi, chia tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào VK có kích thước và ADN giống nhau

* Quá trình phân bào của tb nhân sơ không có sự hình thành thoi phân bào →phân bào không tơ

Quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực có sự hình thành thoi phân bào→phân bào có tơ

Đây là chương trình lớp mấy vậy bn?

21 tháng 3 2019

I, II, III à đúng.

Đáp án C

29 tháng 1 2023

Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ di chuyển đến các tế bào lân cận qua cấu sinh chất và lan truyền đến tất cả các tế bào của thực vật. 

Tham khảo:

Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân

Chu kì tế bào gồm:Kì trung gian: Pha G2: tổng hợp các chất còn lạiPha S: nhân đôi ADN và NSTPha G1: tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởngQuá trình nguyên phânatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.Câu 2:Trước khi bước vào kì sau các NST cần co xoắn tối đa để dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong chúng phải giãn xoắn để các gen thực hiện phiên mã.Câu 3:

 Nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không thể di chuyển về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 tế bào con. Điều này sẽ làm hình thành tế bào tứ bội 4n.

  
9 tháng 2 2022

tham khảo

1,Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.

1 tháng 1 2021

trong giai đoạn cuối cùng

oxi bị khử để tạo ra H2O

14 tháng 12 2016

1, 2 * Hiện tượng:

Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên => Vỡ Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào

* Giải thích:

- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.

3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.

4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng

12 tháng 12 2016

=))))