K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2018

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.

- Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,...

- Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định).

- Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

6 tháng 6 2017

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra. - Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,... - Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định). - Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là khoáng sản nào?Đảo nào có diện tích lớn nhất nước ta?Vùng biển chủ quyền của nước ta bao gồm những bộ phận nào?Vì sao cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta?Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta gì?Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay có đặc điểm gì?Điều kiện thuận lợi của vùng...
Đọc tiếp

Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là khoáng sản nào?

Đảo nào có diện tích lớn nhất nước ta?

Vùng biển chủ quyền của nước ta bao gồm những bộ phận nào?

Vì sao cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta?

Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta gì?

Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay có đặc điểm gì?

Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển-đảo là gì?

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề sản xuất muối phát triển mạnh ở DHNTB là gi?

nước ta có đk thuận lợi gì để phát triển giao thông vận tải đường biển?

Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản xa bờ của nước ta là gi?

Mọi người giúp mik ạ,mik cảm ơn

 

2
26 tháng 10 2023

1. Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là khoáng sản nào?

   Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí. Việt Nam có nhiều khu vực biển chứa dầu và khí tự nhiên, và việc khai thác và sử dụng các tài nguyên này đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia.

2. Đảo nào có diện tích lớn nhất nước ta?

   Đảo lớn nhất của Việt Nam là đảo Phú Quốc, nằm ở tỉnh Kiên Giang. Đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 589.23 km².

3. Vùng biển chủ quyền của nước ta bao gồm những bộ phận nào?

   Vùng biển chủ quyền của nước ta bao gồm các biển và hải phận thuộc chủ quyền của Việt Nam, bao gồm Biển Đông và Biển Đông Tây Nguyên, cũng như các hải đảo và quần đảo trên Biển Đông như Hoàng Sa và Trường Sa

4. Vì sao cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta?

   Việt Nam cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ vì nó đóng góp quan trọng vào nguồn thủy sản của quốc gia. Vùng biển nước ta rất phong phú về tài nguyên thủy sản, và hoạt động đánh bắt xa bờ giúp tận dụng nguồn tài nguyên này. Đánh bắt xa bờ cũng tạo thu nhập và việc làm cho nhiều người dân ven biển, góp phần vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của cộng đồng.

5. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta gì?

   Các đảo và quần đảo ở nước ta có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng bởi vị trí chiến lược. Chúng có thể được sử dụng như các căn cứ quân sự và địa điểm kiểm soát biên giới biển. Ngoài ra, bảo vệ chủ quyền trên biển và quần đảo là một phần quan trọng của nhiệm vụ an ninh quốc gia.

26 tháng 10 2023

6. Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay có đặc điểm gì?

   Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay có các đặc điểm như sử dụng công nghệ hiện đại hơn, ứng dụng nguồn lực bền vững hơn, và tăng cường quản lý nguồn lực biển để đảm bảo sự bền vững của ngành thủy sản.

7. Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển-đảo là gì?

   Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển-đảo, bao gồm cảnh quan thiên nhiên đẹp, vùng biển trong xanh, các đảo và bãi biển tuyệt đẹp, và văn hóa dân tộc đa dạng. Khí hậu ấm áp và nhiều hoạt động vui chơi thú vị cũng làm cho du lịch biển-đảo trở thành một nguồn thu hút lớn đối với

21 tháng 3 2017

Câu 1 : Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Nêu giới hạn của từng bộ phận?

Vùng biển Việt Nam bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.


Câu 3

Tổng hợp phát triển kinh tế biển là khai thác những tài nguyên biển để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác

1 tháng 5 2018

Vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Ranh giới các bộ phận đã được thể hiện rõ qua hình sau:

Hỏi đáp Địa lý

Chúc em học tốt!

2 tháng 5 2019

Vùng biển nước ta được cấu thành từ 5 bộ phận. Đó là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đáp án: D.

23 tháng 10 2018

Trả lời: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Chọn: C.

14 tháng 9 2018

Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Đáp án: C.

2 tháng 3 2016

a) Các bộ phận của vùng biển nước ta gồm có:

-Vùng nội thủy.

-Vùng lãnh hải.

-Vùng tiếp giáp.

-Vùng đặc quyền kinh tế.

-Thềm lục địa.

b) Vùng lãnh hải nước ta tính từ đường cơ sở trở ra. Rộng 12 hải lí.