Các bạn ơi giúp tớ với
hãy lập giàn ý tả con vật mà mình yêu thich
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN Ý THAM KHẢO TẢ CON VẬT
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích .
Dàn ý tả cây chuối
1) Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt. Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.
b) Tả chi tiết:
- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.
c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:
- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)
d) Ích lợi của cây chuối:
- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.
3) Kết luận:
Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái) .
I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả
• Chủng loại (cây gì?)
• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
• Nguồn gốc (ai trồng?)
• Thời gian (trồng vào dịp nào?)
II. THÂN BÀI: Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
– Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
– Con người
– Chim chóc, ong bướm.
III. KẾT BÀI:
– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
– Suy nghĩ về cây đã tả.
Nguồn: https://vanhocvui.com/dan-bai-ta-cay-coi.html#ixzz6XLWOIN00I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả
• Chủng loại (cây gì?)
• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
• Nguồn gốc (ai trồng?)
• Thời gian (trồng vào dịp nào?)
II. THÂN BÀI: Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
– Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
– Con người
– Chim chóc, ong bướm.
III. KẾT BÀI:
– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
– Suy nghĩ về cây đã tả.
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.
Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.
Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.
Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.
Dàn ý tả bà nội của em
I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả
Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.
II. Thân bài:
1. Tả ngoại hình của bà nội
- Năm nay bà nội em 70 tuổi
- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom
- Mái tóc bà bạc trắng
- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão
- Vầng trán bà cao ráo
- Mũi bà cao và thẳng
- Bà có hàng lông mày dày và rậm
- Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu
- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc
- Bà có nước da đen ngăm ngăm
- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung
2. Tả tính tình của bà nội
- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc
- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
- Bà yêu con nít và thương chúng
3. Tả hoạt động của bà nội
- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên
- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học
- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội
- Em rất yêu bà nội
- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà
- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà
Tham khảo:
Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,… phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.
Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước
Trong khu vườn xanh mát của nhà em mùa nào quả đó thì cây táo là một trong những thành viên đóng góp quả chính vào cuối đông và đầu xuân.
Cây táo ở trong vườn nhà em thật cao và to, nó được trồng trong vườn và sát với ngôi nhà của em. Nhìn cây táo cũng thật cao, nó như cao bằng mái nhà em nhưng lại có những càng sai quả như đã trĩu xuống dưới cho em vặt. Cây táo mỗi độ ra hoa thì nở chi chít tất cả các cành cây, thế rồi cơn gió như bay qua làm cho những bông hoa táo đã rơi rụng xuống kín gốc cây. Ngày qua ngày thì ở các bông hoa trắng nhỏ xíu kia đã đơm thành quả táo nhỏ. Quay đi quay lại các quả táo thật nhanh lớn và trĩu cành xuống. Qủa táo như một món quà không thể nào có thể thiếu được khi đến mùa, các bà, các cô khi đi chợ lại mua những trái táo thơm ngon về cho lũ nhỏ như chúng em.
Tả cây táo
Cây táo có thân xù xì lắm, mặc dù cây táo mới trồng được có mấy năm nay mà lớp vở cây như đã bị bong ra. Thân cây táo lại có rất nhiều gai nên ai muốn trèo thì rất khó có thể lên được. Mỗi khi những chùm táo chín thì bố em lại làm cho em một chiếc gậy trên đó có một cái móc câu. Để khi em muốn vặt những quả táo ở trên cao thì chỉ cần móc quả táo vào chiếc móc câu này là em đã có được những quả táo thơm ngon, không phải khó nhọc trèo lên làm gì.
Lá cây táo như có những chiếc lông nhỏ hơi ráp nữa, măt trên thì xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá lại có màu xanh thật nhạt. Qủa táo tròn nhỏ như cái chén uống pha trà của ông em, khi ăn có vị chua nhôn nhốt. Ăn táo mà chấm với muối ớt thì chẳng còn gì ngon hơn. Cây táo nhà em năm nao cũng sai trĩu quả, ăn không hết mẹ em lại mang ra chợ bán, cây táo cũng giúp cho kinh tế nhà em được cải thiện sau những mùa sai quả. Cho nên nhà em ai ai cũng yêu thích cây táo.
Thế rồi khi mà đã thu hoạch táo xong, cây táo như trở lên xơ xác hơn. Bố em chặt hết cành của cây táo đi để sang năm sau cây lại sai quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà em, em luôn cùng bố ra vườn để chăm sóc các loài cây và cả cây táo nữa.
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
a. Mở bài
b. Thân bài
- Miêu tả chú vẹt:
- Hoạt động, tính cách:
c. Kết bài
1. Mở bài
Giới thiệu về con vật em muốn tả (Tả con chó)
+ Đó là con vật gì?
+ Được nuôi ở đâu?
2. Thân bài
- Hình dáng:
+ Thân hình to lớn
+ Bộ lông vàng óng, đôi mắt đen và tròn.
+ Hàm răng sắc nhọn
+ Đôi tai nhỏ, vểnh lên
- Thói quen:
+ Vẫy đuôi, chạy vòng quanh mỗi khi em đi học về
+ Nằm sưởi ấm dưới ánh nắng vào buổi sáng
+ Bắt chuột giỏià quẫy đuôi khoe chiến công
+ Biết đi vệ sinh đúng chỗ
+ Đêm đến chú chó nằm trông nhà
3. Kết bài
Tình cảm của em với loài vật nuôi ấy.
K mình ik
I. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu em bé đang tuổi tập đi tập nói mà mình định miêu tả.
Thật hạnh phúc biết bao khi ước mơ của em đã trở thành hiện thực. Em đã có một đứa em gái thật xinh xắn, dễ thương. Cả nhà đặt tên cho em là Dương với ước mong em luôn biết hướng mình về phía ánh nắng mặt trời để đón nhận những điều tươi đẹp. Bình thường, em hay gọi Dương với cái tên trìu mến là Bông. Đã đến tuổi tập đi tập nói, nên Bông rất nghịch ngợm, tiếng nói cười bi bô của bé làm ngôi nhà thêm rộn rã.
II. Thân bài
1. Miêu tả hình dáng của em bé
2. Miêu tả hoạt động của em bé
Kỷ niệm với bé nếu có
III. Kết bài
1, mở bài
Giới thiệu em bé định tả.
2, Thân bài
Tả bao quát
Em bé bao nhiêu tuổi?
Em bé là bé trai hay bé gái?
Tên em bé là gì?
Tả chi tiết
*Ngoại hình:
Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.
Đôi mắt: long lanh, to tròn.
Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến.
Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.
*Tính tình:
Bé rất hay cười.
Em rất ngoan, ai bế cũng được.
Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.
Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin.
Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.
* Hoạt động:
Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”
Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt.
Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.
Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế.
Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.
* Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé
Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.
3, Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bé.
Tả con gà : Mở bài : - Chú gà trống mẹ mới mua ở chợ về để làm giống. Chú gà đã trưởng thành một chàng thanhniên mập mạp, oai vệ lắm.Hay Con gà được bà ngoại cho nhân dịp em về quê ăn giỗ. Con gà được hai tháng tuổi. Thân bài : a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con gà. - Nhìn tổng quát chú gà trống nhà em như một chàng thanh niên đang tuổi ăn, tuổi lớn.- Nó cân nặng khoảng hơn một kg.- Toàn thân chú được khoác một lớp lông vàng rực rỡ pha lẫn màu đen.- Cái đầu tròn nhở được nổi bật giữa đàn bởi cái mào đỏ tươi.- Cái miệng như hai mảnh thép vòng cung dùng để kiếm ăn và tự vệ.- Đôi mắt tròn như hai viên bi lúc nào cũng sáng long lanh.- Cổ của con gà trống này dài hơn các chị gà mái nhiều, nhất là da cổ lúc nào cũng đỏ au trông thật rắnrỏi.- Đôi chân vừa to lại vừa cao màu vàng sậm. Cái cựa nhọn hoắt chòi ra như hai cái đinh to chắc.b) Tả hoạt động của con gà.- Gà thức dậy bao giờ cũng sớm hơn con người và mọi vật.- Bao giờ thức dậy chú gà này cũng cất tiếng hót lảnh lót : Ò …ó ….o rộn khắp xóm làng.- Hàng ngày chú thường đi theo mấy chị gà mái tơ để bảo vệ cũng như ve vãng các chị ấy.- Chú ta thật thảo ăn, khi em cho gà ăn bao giờ chú cũng cất tiếng kêu gọi mời các chị gà mái tới cùng ăn.- Chú ta sống rất hòa đồng cùng các bạn gà hàng xóm, chú vui vẻ khi các con gà khác đến vườn nhà chúchơi, mỗi khi các con gà khác đến chơi trông chú vui vẻ hẳn lên. ( Em hãy tưởng tượng con gà là con trai mà tả cho hình ảnh và có hồn hơn).Kết bài :- Em yêu chú gà trống này không chỉ vì nét đẹp oai vệ của nó mà nó còn là chiếc đồng hồ báo thức vuinhộn và rất đúng giờ.Hay : - Chú gà trống đã báo thức em dậy chuẩn bị cho bài học ngày mai. Vì vậy, em rất yêu chú gà trống này.
a) Mở bài:
Giới thiệu con vật mình muốn tả:
– Đó là con gà trống
– Thuộc giống gà tàu lai nòi
– Được 6 tháng tuổi.
b) Thân bài :
– Tả bao quát con gà (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký, thân hình ra sao? Màu lông gì?)
– Tả đặc điểm từng bộ phận (Đầu, mào, mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)
– Tả đặc tính hoạt động:
+ Thói quen sinh hoạt của con gà trống (Giờ giấc sinh hoạt sáng, trưa, chiều, tối)
+ Tính nết, quan hệ với các con gà khác có gì nổi trội ở trong bầy, đàn?…
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về con gà