K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
Gia đình e gồm có bốn người, ba mẹ, em và chị của em. Gia đình e rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dan nên rất đổi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho chị em của em. Chị em là một sinh viên đang học tren thành phố. Chọ cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu chị mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu của của em.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?

2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em

10 tháng 1 2018

em không có chị

31 tháng 5 2019

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

31 tháng 5 2019

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp

Lạ lẫm, ngỡ ngàng

Giờ lại xốn xang

Xa thầy, xa bạn.

Khi vào trường mới

Con sẽ không quên

Những bài toán hay

Những con chữ đẹp

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô

Bao kỷ niệm đẹp

Một thời ấu thơ!

Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.

25 tháng 12 2018

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

25 tháng 12 2018

thank , ban co the lam giup minh de 2 luon duoc ko ?

14 tháng 12 2016

tra loi mk hanh là sao ?????/

Hỏi thì phải có dấu chứ, hỏi ko ai hiểu thì đừng đănglolang

15 tháng 7 2017

chó đien

mày sủa à có đổi hình cx k bt ngu như chó

15 tháng 7 2017

mk nè , kết bn và tc cho mk nha

5 tháng 1 2017

6 em chứ mấy

19 tháng 7 2017

Số em thi cả 2 môn là : (20+18)-(40-8)=6(em)

                                                    Đáp số 6 em

22 tháng 4 2019

làm tương tự nha!

Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương tôi thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn tôi nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khki bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn.

Chúng em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép.

Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.

22 tháng 4 2019

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

4 tháng 4 2016

MK kb nhé

4 tháng 4 2016

h mk di