K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sự kiện đối thơ lần 3. Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Mùa xuân đang đến rất gần bên thềm cửa, trái tim ta một nửa cũng rộn ràng. Hòa chung không khí đón xuân sang. Diễn đàn Olm tổ chức sự kiện đối thơ lần 3, nhằm giúp các em thêm yêu nét đẹp tâm hồn, nghệ thuật, cảm xúc trái tim để từ đó sống tốt hơn, ý nghĩa hơn, nhân văn hơn. Khi mỗi tâm hồn là...
Đọc tiếp

Sự kiện đối thơ lần 3. Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Mùa xuân đang đến rất gần bên thềm cửa, trái tim ta một nửa cũng rộn ràng. Hòa chung không khí đón xuân sang. Diễn đàn Olm tổ chức sự kiện đối thơ lần 3, nhằm giúp các em thêm yêu nét đẹp tâm hồn, nghệ thuật, cảm xúc trái tim để từ đó sống tốt hơn, ý nghĩa hơn, nhân văn hơn. Khi mỗi tâm hồn là một bông hoa đẹp thì lòng người vĩnh viễn thắm hương xuân. Các em hãy trổ tài họa bài thơ của cô dưới đây để có cơ hội nhận giải thưởng hấp dẫn và bí mật nhé.

Ước Nguyện

Tuyết nguyệt sầu tương khắc khoải đông,

Phong vân hỉ nộ tái tê lòng.

Thiên trường địa cửu toan nơi rộng,

Tạo hóa còn đương thắt lại tròng.

Thánh thiện từ tâm tim mở rộng,

Sân si chẳng bén gót lên phòng.

Màng chi lụa gấm hay danh vọng,

Nguyện mãi tri âm rảo bước đồng!

(Tác giả Thương Hoài olm sđt 0385 168 0 17)

18
3 tháng 1

Xuân hạ thu đông cảnh sắc tươi,

Mây trời biến đổi nhẹ tênh hơi.

Đường dài rộng mở tâm vô ngại,

Tạo hóa ban cho phúc hậu đời.

Tâm thiện sáng trong soi khắp chốn,

Phiền não chẳng bén gót vào nơi.

Của giàu danh lợi nhẹ như mây,

Nguyện mãi tình thân bước cạnh tôi!

21 giờ trước (19:21)

Gió xuân về nhẹ vỗ mây trôi,

Vui tươi tâm trí rạng ngời vơi.

Tình yêu mênh mông như biển rộng,

Đời này đường tơ sáng ngời nơi.

Giữ lòng yên tĩnh, tâm không rối,

Hữu minh chẳng sợ ngã bao giờ.

Đâu cần bạc vàng hay danh lợi,

Nguyện sống tri âm đến cuối bờ.

22 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A.

19 tháng 8 2018

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

19 tháng 8 2018

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

16 tháng 3 2019

noi len du cuoc song gian nan kho cuc nhung bac ko  bao gio than van dong thoi hieu biet them ve tinh cach chiu thuong

chiu thuong chiu kho cua bac

12 tháng 2 2020

I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề 

- Giới thiệu nhận định

Vd: hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương của các tác giả. Hình ảnh người lính trong các tác phẩm văn chương ấy luôn hiện lên với nhiều những phẩm chất cao quý, tinh thần lạc quan vui vẻ, không quản ngại khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Nhưng tác phẩm đã để lại ấn tượng khó phai nhất trong lòng người đọc phải kể đến hai tác phẩm: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. Có ý kiến cho rằng : " Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác,đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ".

II. Thân bài: 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 

2. Giải thích: 

+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

-> hai bài thơ đã thể hiện rõ tài năng cùng phong cách của Hồ Chí Minh: sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ.

3. Chứng minh: 

a. Cốt cách của người chiến sĩ: 

- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước. 

- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác. 

+ Dù trong cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, dù phải nhiều đêm thức trắng nhưng người vẫn có khoảng thời gian cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp của Bác. 

+ Sự ung dung, bình tĩnh của Bác trong cảnh trăng rằm. Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

b. Tâm hồn nghệ sĩ: 

- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước. 

- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc. 

4. Đánh giá: 

- Hai yếu tố trên hoà quyện, phối hợp hài hoà trong con người của Bác tạo nên một vẻ đẹp nhất quán. 

III. Kết bài: Suy nghĩ chung của bản thâ

Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!

Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.

Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.

Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

* Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ, trích dẫn nhận định.

* Giải thích:Vì Đây là 1 cụm từ khó hiểu

- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:

Qua hai luận điểm cơ bản sau:

1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại.

- Là sự say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có thần bậc, giao hòa quấn quýt.

+ Trong bài Rằm tháng giêng: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, làm rõ luận điểm)

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung

+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng -> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ

Kết lại:KĐ lại vấn đề

1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

25 tháng 12 2023

Các em chọn cuốn sách mình đã đọc và yêu thích sau đó có thể vẽ tranh, làm thơ để minh họa cho cuốn sách này.

Tham khảo một số sản phẩm của các bạn học sinh:
loading...

9 tháng 12 2021

5000 nhé

16 tháng 3 2022

tham khảo

Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!

Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.

Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.

Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

16 tháng 3 2022

tham khảo 

tham khảo

Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!

Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.

Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.

Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.