K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12

Cuốn nhật ký "Mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là một tác phẩm đặc biệt, không chỉ ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của một người lính trẻ trong kháng chiến chống Mỹ mà còn là tiếng nói của một thế hệ đầy lý tưởng và khát khao cống hiến. Tác phẩm để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương, lý tưởng sống cao đẹp, và sự hy sinh lớn lao của thế hệ trẻ Việt Nam.

Trước hết, qua từng trang nhật ký, ta cảm nhận được tấm lòng yêu nước cháy bỏng của Nguyễn Văn Thạc. Với anh, đất nước không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là lý tưởng để sống và chiến đấu. Anh hiểu rõ giá trị của hòa bình, và chính điều đó thúc đẩy anh dấn thân vào cuộc chiến đầy gian khổ. Những dòng tâm sự chân thành của anh, viết trong những khoảnh khắc ngắn ngủi giữa chiến trường, thể hiện một tinh thần trách nhiệm lớn lao với dân tộc, luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.

Bên cạnh tình yêu nước, "Mãi tuổi hai mươi" còn khắc họa rõ nét những khát vọng rất đỗi đời thường nhưng sâu sắc của một chàng trai trẻ. Anh yêu cuộc sống, yêu gia đình, trân trọng những điều giản dị nhất. Nguyễn Văn Thạc luôn giữ niềm tin mãnh liệt vào tương lai, vào ngày mai hòa bình dù anh biết rằng con đường phía trước đầy rẫy hiểm nguy. Những tâm tư ấy không chỉ là nỗi lòng của riêng anh mà còn là tâm trạng chung của cả thế hệ trẻ thời bấy giờ – những con người mang trong mình khát vọng sống đẹp, sống có ý nghĩa.

Điều đáng trân trọng hơn cả là sự hy sinh cao cả của Nguyễn Văn Thạc. Anh bước vào cuộc chiến với tâm thế sẵn sàng đối mặt với cái chết, nhưng trong anh không hề có sự bi lụy hay tiếc nuối. Thay vào đó, anh tin rằng sự hy sinh của mình sẽ góp phần mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Chính sự hy sinh ấy đã làm nên vẻ đẹp bất tử cho anh – một tuổi hai mươi mãi mãi dừng lại để đất nước trường tồn.

Tóm lại, cảm nhận của tác giả trong "Mãi tuổi hai mươi" là sự kết hợp của tình yêu, lý tưởng và sự hy sinh cao đẹp. Cuốn nhật ký không chỉ là câu chuyện của một người mà còn là tiếng nói của cả một thế hệ anh hùng. Đọc tác phẩm, mỗi chúng ta không chỉ cảm phục mà còn cảm thấy trách nhiệm gìn giữ hòa bình và tiếp tục những lý tưởng cao đẹp mà thế hệ đi trước đã gửi gắm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

9 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu nhớ quê hương của mình trong văn bản Trở gió. Đó là tình cảm chân thành mộc mạc về quê hương với những thứ gần gũi thân quen gắn bó với những người lao động lam lũ. Trở gió thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thông qua những điều bình dị của quê hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản để nhân vật “tôi” kể chuyện. Tác giả đã ghi lại bằng cách lựa chọn ngôn từ, giọng kể, sắp xếp các sự việc, sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa.

- Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng phải trải qua.

22 tháng 3 2021

Câu 1 và câu 2 tớ không biết làm nên cậu chịu khó tra mạng nha (phiền cậu lắm luôn nên cho tớ xin lỗi nha)

Câu 3: Những luận cứ chứng minh dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí " uống nước nhớ nguồn" là:

+ Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì (Phú Thọ), có đến hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền.

+ Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ.

+ Thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm.

+ Chọn ngày hai mươi bảy tháng bảy hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ.

+ Tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,...

+ Đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc.

+ Tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học

+ Lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

- Biết ơn và tri ân nguồn cội còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống.

- Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp.

+ Học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một.

+ Các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam hai mươi bảy tháng hai.

+ Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

Cậu tham khảo câu trả lời này nha :))))))))))))

22 tháng 3 2021

thanks nha, hơi dài xíu :)))

22 tháng 3 2021

Ko cần

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm (khi ông 45 - 50 tuổi) khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ 6 - 7 tuổi). Trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách. Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Đây là một cái tôi đầy cảm xúc, tinh tế, nhạy cảm, giàu tình cảm, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình.