K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10

Triều Tiên, hay còn gọi là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên), đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng chú ý kể từ khi thành lập vào năm 1948. Dưới đây là một số điểm chính về sự phát triển của Triều Tiên:

  1. Thành lập và chiến tranh (1948-1953): Triều Tiên được thành lập vào năm 1948 sau khi bán đảo Triều Tiên được chia cắt thành hai phần sau Thế chiến II. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và nhân lực.

  2. Chính sách kinh tế tập trung (1953-1980): Sau chiến tranh, Triều Tiên áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, với sự hỗ trợ từ Liên Xô và Trung Quốc. Quốc gia này đã đạt được một số thành tựu trong công nghiệp hóa và giáo dục.

  3. Khủng hoảng kinh tế (1990-2000): Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Triều Tiên, dẫn đến nạn đói và khủng hoảng kinh tế trong những năm 1990.

  4. Chương trình hạt nhân và cô lập quốc tế (2000-nay): Triều Tiên đã phát triển chương trình hạt nhân, dẫn đến các lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm ngặt. Mặc dù đất nước này tiếp tục đối mặt với khó khăn kinh tế, nhưng chế độ đã củng cố quyền lực và kiểm soát xã hội.

  5. Đổi mới và mở cửa kinh tế: Gần đây, một số dấu hiệu đổi mới kinh tế đã xuất hiện, như việc phát triển các khu kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, mức độ mở cửa vẫn rất hạn chế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số thông tin về đất nước Cu-ba

- Đất nước Cu-ba có hình dạng giống một con cá sấu vươn dài trên vùng biển Caribê, rộng khoảng 111.000 km2 với dân số khoảng 11,29 triệu người (2023).

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cu-ba ngày càng phát triển. Đến ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Từ năm 1961 đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu quan trọng.

- Đến nay, toàn dân Cu-ba được bảo đảm một nền giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao miễn phí; an sinh xã hội được phổ quát đến mọi tầng lớp nhân dân; 100% người dân biết đọc, biết viết; không còn trẻ em suy dinh dưỡng; tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong hạ xuống sát mức 4/1.000; tuổi thọ bình quân của người dân xấp xỉ 80 tuổi; văn hóa, thể thao sôi động và lành mạnh; chỉ số phát triển con người đạt gần 0,8 điểm, ngang với các nước phát triển trên thế giới; là một trong 20 quốc gia có chỉ số y tế cao nhất thế giới; môi trường sinh thái được bảo đảm nghiêm ngặt...

- Việc Cuba kiên trì con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa là một trong những nguồn động viên, cổ vũ cho phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc và quyền phân phối phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở một số nước Mỹ Latinh.

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

10 tháng 1 2023

 

- Khái niệm phát triển bền vững:

+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

15 tháng 12 2021

⇒ Nhìn chung, cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi

⇒ Các cây nghiệp hàng năm được phân bố ở các vùng đồng bằng

⇒ Hai vùng được coi là vùng kinh tế trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

15 tháng 12 2021

\(TKđou:>\)

3 tháng 2 2023

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

+ Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

+ Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

- Cơ cấu kinh tế

+ Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế

+ Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.

+ Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

10 tháng 1 2023

Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương

 

Nội thương

Ngoại thương

Tình hình phát triển

- Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

- Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.

- Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.

- Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

- Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

- Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,...

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

7 tháng 11 2023

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

3 tháng 2 2023

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: dân cư và đô thị hóa; y tế và giáo dục. Cụ thể:

- Dân cư, đô thị hóa

+ Các nước phát triển:

▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già.

▪ Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển:

▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm.

▪ Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.

▪ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao.

- Giáo dục và y tế

+ Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao.

+ Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng.