Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.
MỘT TIẾNG RAO ĐÊM
Ai ăn bánh bột lọc không?
Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
Không phải giọng của một hầu đứng tuổi
Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi
Đây âm thanh của một cổ non tơ
Mà giây ngân còn vương vấn dại khờ
Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.
Tiếng rao nhỏ của một em gái bé
Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời
Mà giọng còn non quá, yếu dần hơi
Nên cái bánh nửa chừng ra cái bén
Thôi cũng được, tiếng em vừa ngon đến
Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi...
Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi
Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ
Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ.
Anh thấy em, mình gió thổi nghiêng nghiêng
Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền
Manh áo mỏng che không kín ngực
Đầu không nón, bụi sương thầm chấm ướt
Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi!
Ấy chân em leo lên bước đường đời
Ngày tháng đó trong mủng vài chục bánh.
Gia tài đó, mấy đồng xu mỏng mảnh,
Biết bao giờ mà sướng được em ơi!
Có ai thương một com bé giữa trời
Mà thương nữa, cũng đôi người lơ đễnh
Kêu em lại, mua cho vài chiếc bánh
Trả vài xu và thoa má, ngọt ngào
“Ồ cái con bé nó mới ngoan sao
Chừng ấy tuổi đã làm ăn bán dạo!”
(Trích Một tiếng rao đêm, Tố Hữu)
Chú thích: Bài thơ được sáng tác tại xà lim Quy Nhơn, vào tháng 11 năm 1941. Tác giả nằm trong nhà giam, nghe tiếng rao đêm của một đứa trẻ mới chỉ 7 - 8 tuổi trong đêm khuya vắng (đứa trẻ này chính là con gái của người bạn tù của Tố Hữu). Trong ông dâng lên nỗi xúc động, nghẹn ngào và tiếng thơ Một tiếng rao đêm ra đời là vì thế.
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2. Chỉ ra nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
Câu 4. Phát biểu chủ đề và tư tưởng của bài thơ.
Câu 5. Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?