viết đoạn văn nêu ý kiến của em về vđ: cần biết cảm thông với người khác (tối thiểu 15 câu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK#
Trong xã hội hiện đại như ngày nay, tình cảm giữa con người với con người dường như ngày một trở nên xa cách và với nhịp sống nhanh, sống gấp, con người càng cần được cảm thông chia sẻ. Người xưa từng nói "Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác". Vậy bạn hiểu như thế nào về nhận định này? Cảm thông được định nghĩa là sự thấu hiểu, chia sẻ lắng nghe và cảm nhận nỗi đau nỗi buồn của người khác. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ bao bọc. Trái tim ở đây là tâm hồn, tình cảm, là sự thông cảm giữa con người với con người là phương tiện truyền tải và cảm nhận cảm xúc. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải. Cảm thông chính là chìa khóa mở cửa trái tim. Bởi có sự cảm thông, con người trở nên có tình thương, rút ngắn khoảng cách của không gian thời gian, kéo gần những người xa lạ và thắt chặt tình cảm của những người đã quen biết. Sự cảm thông có thể xoa dịu được nỗi đau hoặc làm tan biến hận thù. Hai người có thể không cùng một tiếng nói, không có một tư tưởng, nhưng nếu như họ biết cảm thông, nhường nhịn và thông cảm với nhau, chắc chắn họ có thể dung hòa, thậm chí tiến tới một mối quan hệ lâu dài. Trong tình yêu đôi lứa, sự cảm thông được thể hiện qua cách cả hai chấp nhận những tật xấu, những thói quen của nhau và từ đó cùng nhau chỉnh sửa, khắc phục, dung hòa. Khi ấy, sự cảm thông không còn bó hẹp trong khuôn khổ là đồng cảm, chia sẻ mà đó còn là khát vọng ước muốn gắn kết bền chặt. Đâu ai cắt nghĩa được tình yêu, tình yêu có thể khiến hai trái tim xa lạ bỗng cùng nhịp đập, đó là sự cảm thông để hai người có thể chung sống thuận hòa với nhau. Trong cuộc sống, sự cảm thông giúp chúng ta phân biệt được đúng sai phải trái. Chúng ta thấu hiểu được những hoàn cảnh khó khăn để rồi giúp đỡ, cưu mang họ. Nhìn thấy một người ăn xin ngoài đường, chúng ta cảm thấy thương xót, đó chính là cảm thông. Trong công việc, không ít những lần chúng ta gặp khó khăn, không thể giao tiếp với đồng nghiệp, nhưng nếu có sự cảm thông, từ những khó khăn ấy có thể trở thành động lực để từ đồng nghiệp tiến tới những người cộng sự hay người bạn thân thiết. Những trái tim thường có sự cảm thông khi cùng gặp một hoàn cảnh, vì vậy, thay vì cãi cọ, tranh luận, tại sao chúng ta không ngồi xuống nói chuyện, chia sẻ để thấu hiểu và thông cảm cho nhau hơn. Sự cảm thông chính là sức mạnh tinh thần, giúp con người không chỉ vượt qua thử thách khó khăn trước mắt mà còn khiến con người trở nên hoàn thiện theo từng ngày. Có được sự cảm thông, con người luôn muốn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để tìm ra phương pháp học tập, nghiên cứu, mang lại kết quả tốt. Như vậy, cảm thông đã trở thành nguồn năng lượng tích cực giúp con người hướng tới cái thiện, cái đẹp. Đối với những người nghệ sĩ, những người làm về âm nhạc hay văn học, cảm thông chính là cầu nối kết nối giữa con người với con người bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Nghe một giai điệu nhạc nào đó, có thể chúng ta không hoàn toàn hiểu được lời bài hát nhưng chúng ta có sự đồng cảm, có sự cảm thông. Hay đơn giản như một câu chuyện, một số phận được kể lại trong tác phẩm văn học khiến chúng ta cảm thông, đồng điệu với những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn mà nhân vật đối mặt. Khi đó, tác phẩm văn học ấy đã làm tròn được trọng trách truyền tải cảm xúc tới con người. Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Có cảm thông, con người bớt e dè, ngại ngùng với nhau, có thể thoải mái sẻ chia, góp ý để cùng nhau hoàn thiện. Một khi đã thấu hiểu đối phương, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được những gì họ đang trải qua.. Biết lắng nghe, cảm nhận, biết cảm thông và chia sẻ, biết mở rộng trái tim để hòa cùng nhịp đập với người khác, đó là cách mà con người cho đi và đồng thời nhận lại. Ai có một trái tim biết cảm thông, sẻ chia chắc chắn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp. Sự cảm thông chính là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim của người khác, và khi đó, trái tim của chúng ta cũng được rộng mở, bao dung, độ lượng hơn.
- Em đồng tính với ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.
- Vì trí thông minh nếu như không trải qua những thử thách thì sẽ không thể bộc lộ ra được đồng thời thử thách cùng là cách để rèn luyện, phát hiển hơn nữa trí thông minh của bản thân.
Câu 2 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
Người tự tin chỉ giải quyết công việc một mình không cần hỏi ý kiến ai
Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
Đúng | Sai | |
- Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. | × | |
- Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. | × | |
- Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều vi phạm pháp luật. | × | |
- Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm. | × | |
- Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết. | × |
Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung:
+ Đồng ý vì khi 2 bên biết hợp tác và đem lại lợi ích có lợi cho 2 bên thì cả 2 sẽ cùng phát triển nhanh lên hơn là làm việc độc lập
Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ:
+ Không đồng ý vì như vậy là ích chỉ, chỉ biết đến bản thân và lần sau sẽ khó nhận được thêm sự giúp đỡ.
Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.
+ Không đồng ý: Ai cũng cần phải hợp tác, tùy vào các công việc cụ thể. Có những việc rất khó, lâu dài, khối lượng lớn thì dù người giỏi đến đâu cũng khó hoàn thành. Hơn nữa, có sự hợp tác, công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn, hiệu quả hơn khi làm một mình.
Việc của ai, người nấy biết
+ Không đồng ý: Vì đây là tư tưởng ích kỉ, sống không hòa nhập, không được mọi người giúp đỡ, yêu quý, về lâu dài sẽ phải nhận những hậu quả không tốt.
Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.
+ Đồng ý: Vì khi hợp tác sẽ giúp mình tiến bộ hơn, tiếp thu được cái tốt, nhìn thấy và tránh những cái xấu của họ, phát triển nhân cách, biết điều chỉnh hành vi bản thân, tăng thêm nhiều kĩ năng như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm,...
Cảm thông với người khác là một phẩm chất rất quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp xây dựng những mối quan hệ bền chặt mà còn tạo ra một môi trường sống hòa hợp. Khi chúng ta cảm thông, chúng ta có khả năng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của người khác, từ đó giúp họ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc cảm thông với người khác thể hiện qua việc lắng nghe và đặt mình vào vị trí của họ. Ví dụ, khi bạn bè hoặc đồng nghiệp gặp khó khăn, thay vì chỉ trích hoặc phê phán, việc cảm thông và sẵn sàng hỗ trợ họ sẽ giúp tạo ra một không khí tích cực hơn. Điều này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn tạo cơ hội để mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn.
Cảm thông cũng rất quan trọng trong các mối quan hệ gia đình. Khi các thành viên trong gia đình hiểu và cảm thông với nhau, những mâu thuẫn và xung đột dễ dàng được giải quyết hơn. Điều này góp phần tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận và ấm áp.
Hơn nữa, cảm thông giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những vấn đề xã hội. Khi chúng ta cảm thông với những người gặp khó khăn trong xã hội, chúng ta sẽ có động lực để tham gia vào các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng đồng. Việc này không chỉ giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ mà còn làm cho chính chúng ta cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, cảm thông không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Đôi khi, chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc lắng nghe và hiểu cảm xúc của người khác, đặc biệt khi chúng ta đang phải đối mặt với những áp lực riêng. Trong những trường hợp này, việc tự nhắc nhở bản thân về tầm quan trọng của cảm thông và cố gắng dành thời gian để lắng nghe là rất cần thiết.
Cảm thông cũng giúp chúng ta trở nên kiên nhẫn và khoan dung hơn với những lỗi lầm của người khác. Khi chúng ta nhận thức rằng mọi người đều có những điểm yếu và sai sót, chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ và hỗ trợ họ trong quá trình cải thiện bản thân.
Việc cảm thông không chỉ là một hành động đơn giản mà còn là một cách sống. Nó yêu cầu chúng ta phải thường xuyên nỗ lực để hiểu và chia sẻ những cảm xúc của người khác, bất kể tình huống là gì.
Cuối cùng, cảm thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thấu hiểu. Nếu mỗi người đều nỗ lực cảm thông với người khác, chúng ta có thể tạo ra một môi trường sống tích cực và đầy tình yêu thương.
Tóm lại, cảm thông là một giá trị quan trọng mà chúng ta nên trau dồi và phát triển trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp mà còn góp phần tạo ra một xã hội hòa hợp và nhân ái hơn.