K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7

Bài thơ "Cảm ơn đất nước" của Huỳnh Thanh Hồng đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về đất nước. Qua những câu thơ ấy, em cảm nhận được một đất nước không chỉ là những vùng đất, những con người, mà còn là một tình yêu bao la, một sự hi sinh cao cả.Hình tượng đất nước hiện lên thật gần gũi, ấm áp. Đó là "vầng trăng vành vạnh" soi sáng tâm hồn mỗi người, là "máu xương" nuôi dưỡng chúng ta lớn lên. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ tinh tế để làm nổi bật vẻ đẹp, ý nghĩa của đất nước.Em cảm thấy tự hào về đất nước mình. Đất nước đã cho em một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện bản thân để trở thành một người công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Bạn tk ạ

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng ĐấtNước có...
Đọc tiếp

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất

Nước có từ ngày đó…  

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) HẾT -

0
23 tháng 6 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay .... ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

4 tháng 3 2023

"Súng nổ rung trời giận dữ": Khái quát hóa trận chiến ác liệt, khí thế anh hùng của đất nước.

- "rung" như rung chuyển cả trời đất, chất chứa oán hận, căm thù biết bao năm, quân dân ta đã phản đáp lại bằng những tiếng súng cuồng nộ "giận dữ".

- Không khí của chiến trường không chỉ được bao trùm bởi sự ác liệt, mà còn nằm ở khí thế của người chiến đấu, đem sự căm thù hóa thành tiếng súng giận dữ, hào hùng.

"Người lên như nước vỡ bờ":

- Hình ảnh lớp lớp quân dân ta tiến vào chiến trường một cách rầm rộ.

- Mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh, khí thế của quân đội ta chỉ chực chờ đến giờ phút này mà tuôn trào mạnh mẽ, không cho phép bất kỳ kẻ nào chống lại sức mạnh ghê gớm sánh ngang với tầm vóc của thiên nhiên kỳ vĩ này.

“Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

- Từ hình tượng người lính chiến bước ra từ trong khói lửa chói lòa, lấm lem bùn đất đã khái quát hóa thành biểu tượng chung cho đất nước Việt Nam.

- Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca, tượng đài Việt Nam sừng sững, uy nghi hiện ra từ trong máu lửa chiến tranh, kinh qua biết bao nhiêu cuộc chiến nhưng vẫn hùng dũng đứng thẳng, mạnh mẽ vươn mình, rũ sạch bùn đất của kiếp nô lệ lầm than suốt mấy mươi năm.

- Thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.

=> Hình ảnh quật cường hào hùng của một đất nước trong bối cảnh rộng lớn hiện ra trước mắt, đây chính la tư thế chiến đấu của quân dân ta trong trận Điện Biên Phủ.

- Cảm hứng chủ đạo: Quê hương đất nước (Đó là những suy cảm về một đất nước đầy đau thương nhưng lại giàu đẹp, hiền hòa, gần gũi và giàu truyền thống lịch sử cách mạng).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

 → Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập). Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.

20 tháng 4 2020

Trong chương trình Ngữ Văn 8, có rất nhiều tác phẩm văn học thể hiện tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc: Hai chữ nước nhà, Quê hương, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta…, những tác phẩm chân chính ấy gợi lên trong lòng mỗi người cảm nhận sâu sắc về quê hương, đất nước. Quê hương là nơi sinh ra của mỗi con người, khái niệm quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là mảnh đất nhỏ thuộc “đất nước”, nhưng hiểu theo nghĩa rộng, “quê hương” và “đất nước” là một, đó là phần lãnh thổ mà một dân tộc làm chủ và sống trên đó. Quê hương đất nước là nơi gắn bó mật thiết với mỗi chúng ta ngay từ khi mới chào đời, nói rộng ra, quê hương không đơn thuần chỉ là một mảnh đất, đó còn là nơi chứng kiến bao vui buồn tuổi thơ, là nơi luôn ôm ấp, che chở dang tay đón nhận khi ta gặp những khó khăn, trắc trở trên bước đường đời. Đó là nơi có người thân yêu ruột thịt với ta, có anh em, bè bạn. Không ai sinh ra mà lại không có một quê hương để nhớ về, quê hương là tâm hồn, máu thịt ta. Chúng ta phải yêu quê hương đất nước vì đó là nguồn cội. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng. Yêu quê hương đất nước để ra sức học tập hơn, yêu quê hương đất nước để phấn đấu thành công hơn, yêu quê hương đất nước để cố gắng làm rạng danh quê hương đất nước hơn, đó là điều mỗi người dân sống trên mảnh đất này cần thiết phải ghi nhớ.

20 tháng 4 2020

@Thảo Phương Cảm ơn b nhiều nha ❤

6 tháng 2 2022

Tham khảo:

 Trong cuộc kháng chiến, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay.

 Những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc là: Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ưỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.

6 tháng 2 2022

cảm ơn

6 tháng 4 2019

- tác giả tuy ở xa nhưng vẫn còn nhớ về những phong tục, thời tiết... của mùa xuân nơi đất Bắc

=> yêu quê hương tha thiết và muốn trở lại quê hương

- miêu tả chi tiết cảnh vật quê hương

=> hình ảnh quê khắc sâu trong tâm trí

- nhớ rõ phong tục tốt đẹp

=> quan sát tỉ mỉ, chi tiết

Sự cảm nhận tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả ko chỉ là ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống đơi thường rất đỗi than thương của miền Bắc.

Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống tinh hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa truyềng cho chúng ta.

25 tháng 4 2017

Hình ảnh đất nước được thể hiện ngắn gọn qua khổ thơ:

“Đất nước bốn ngàn năm

....

Cứ đi lên phía trước”

Chặng đường phát triển của đất nước gắn chặt với việc đấu tranh chống lại thế lực ngoại xâm vì vậy tác giả sử dụng từ “vất vả” để nói tới quá trình sống, chiến đấu và làm việc.

    - Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đẹp đẽ về hình hài của đất nước. So sánh đất nước với vì sao là sự trân trọng, ngợi ca sức sống, sự trường tồn bền bỉ của đất nước.

    - Nhà thơ tin tưởng vào sự trường tồn và phát triển của đất nước cho dù quá khứ, hiện tại đất nước luôn gặp khó khăn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Trong cảm nhận của nhà thơ, đất nước hiện lên với những hình ảnh gần gũi, giản dị: đất nước áo rách, căn nhà dột, đèn đêm, cây cỏ trong vườn.

- Đất nước còn gắn với những hình ảnh yêu thương, gần gũi của con người: mẹ tôi chịu khó, chịu thương, yêu một giọng hát hay.

- Đất nước gắn liền với những nét văn hóa đẹp đẽ: âm nhạc dân gian (mái đẩy, vọng cổ); tục lệ thờ cúng ông Táo của người dân.

12 tháng 5 2021

Không biết ??????/