Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn khoảng 200 chữ.
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo những ý chính sau:
1. Giải thích:
- Sứ mệnh là vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.
- Tiềm lực đất nước là những sức mạnh vốn có, tiềm tàng của đất nước về cả nhân lực và vật lực như tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh trí tuệ con người. Tiềm lực đất nước còn là những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước được xây dựng và phát triển suốt chiều dài lịch sử.
- Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả, sáng tạo những tiềm lực ấy.
=> Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội của đất nước.
2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?
- Vì nguồn tài nguyên của đất nước giàu có, chưa được khai thác hết hoặc được khai thác nhưng không hợp lí.
- Vì tài nguyên con người là tài nguyên vốn quý nhất nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả.
3. Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay
- Ý thức về tiềm lực vô tận của đất nước để sử dụng một cách hiệu quả.
- Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
- Tự phát triển năng lực bản thân, nâng cao trình độ của chính mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
(Có dẫn chứng cụ thể)
- Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:
+ Nhìn nhận đúng về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay.
Thuận lợi: Về tự nhiên - thiên nhiên đất nước có nhiều tài nguyên đất đai, biển, khoáng sản. Kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Khó khăn: Nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xảy ra nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong thời buổi hội nhập...
+ Ý thức sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân trong tư cách người công dân của đất nước:
Trong môi trường tự nhiên: đấu tranh bảo vệ tự nhiên, giữ gìn môi trường lành mạnh, trong sạch…
Trong môi trường văn hóa – xã hội: con người cần sống tốt, sống đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc…
4. Phản đề
- Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.
- Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.
5. Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.
* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)
* Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích
Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước, về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử)
Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.
2.Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?
Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.
Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên "rừng vàng biển bạc" nhưng khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.
Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác "vô tội vạ" các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.
3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.
Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.
Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.
Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên "sức mạnh chân chính của một quốc gia", đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.
4. Phản đề
Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn "ngủ yên".
Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.
5. Bài học hành động và liên hệ bản thân
Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.
Trong chương trình Ngữ Văn 8, có rất nhiều tác phẩm văn học thể hiện tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc: Hai chữ nước nhà, Quê hương, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta…, những tác phẩm chân chính ấy gợi lên trong lòng mỗi người cảm nhận sâu sắc về quê hương, đất nước. Quê hương là nơi sinh ra của mỗi con người, khái niệm quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là mảnh đất nhỏ thuộc “đất nước”, nhưng hiểu theo nghĩa rộng, “quê hương” và “đất nước” là một, đó là phần lãnh thổ mà một dân tộc làm chủ và sống trên đó. Quê hương đất nước là nơi gắn bó mật thiết với mỗi chúng ta ngay từ khi mới chào đời, nói rộng ra, quê hương không đơn thuần chỉ là một mảnh đất, đó còn là nơi chứng kiến bao vui buồn tuổi thơ, là nơi luôn ôm ấp, che chở dang tay đón nhận khi ta gặp những khó khăn, trắc trở trên bước đường đời. Đó là nơi có người thân yêu ruột thịt với ta, có anh em, bè bạn. Không ai sinh ra mà lại không có một quê hương để nhớ về, quê hương là tâm hồn, máu thịt ta. Chúng ta phải yêu quê hương đất nước vì đó là nguồn cội. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng. Yêu quê hương đất nước để ra sức học tập hơn, yêu quê hương đất nước để phấn đấu thành công hơn, yêu quê hương đất nước để cố gắng làm rạng danh quê hương đất nước hơn, đó là điều mỗi người dân sống trên mảnh đất này cần thiết phải ghi nhớ.
@Thảo Phương Cảm ơn b nhiều nha ❤