K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6

Sửa đề:

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy điểm F sao cho BE = CF

a) Chứng minh tam giác  AEF cân

b) vẽ BH vuông góc AE, CK vuông góc AF. CM tam giác EBH bằng tam giác FCK.

Giải

loading... 

a) Do ∆ABC cân tại A (gt)

⇒ AB = AC và ∠ABC = ∠ACB

Ta có:

∠ABC + ∠ABE = 180⁰ (kề bù)

∠ACB + ∠ACF = 180⁰ (kề bù)

Mà ∠ABC = ∠ACB (cmt)

⇒ ∠ABE = ∠ACF

Xét ∆ABE và ∆ACF có:

AB = AC (cmt)

∠ABE = ∠ACF (cmt)

BE = CF (gt)

⇒ ∆ABE = ∆ACF (c-g-c)

⇒ AE = AF (hai cạnh tương ứng)

⇒ ∆AEF cân tại A

b) Do ∆AEF cân tại A (cmt)

⇒ ∠AEF = ∠AFE

⇒ ∠HEB = ∠KFC

Xét hai tam giác vuông: ∆EBH và ∆FCK có:

BE = CF (gt)

∠HEB = ∠KFC (cmt)

⇒ ∆EBH = ∆FCK (cạnh huyền - góc nhọn)

21 tháng 12 2023

a:

Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABE}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACF}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABE}=\widehat{ACF}\)

Xét ΔABE và ΔACF có

AB=AC

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACF}\)(cmt)

BE=CF

Do đó: ΔABE=ΔACF

=>AE=AF

=>ΔAEF cân tại A

b: Xét ΔBHE vuông tại H và ΔCKF vuông tại K có

BE=CF

\(\widehat{E}=\widehat{F}\)(ΔABE=ΔACF)

Do đó: ΔBHE=ΔCKF

c: Ta có: ΔBHE=ΔCKF

=>BH=CK và \(\widehat{HBE}=\widehat{KCF}\) và EH=KF

Ta có: AH+HE=AE

AK+KF=AF

mà HE=KF và AE=AF

nên AH=AK

Xét ΔAHI vuông tại H và ΔAKI vuông tại K có

AI chung

AH=AK

Do đó: ΔAHI=ΔAKI

=>IH=IK

=>ΔIHK cân tại I

 

a: Xét ΔABE và ΔACF có

AB=AC
góc ABE=góc ACF

BE=CF

=>ΔABE=ΔACF

=>AE=AF
b: Xét ΔBNE vuông tại N và ΔCMF vuông tại M có

BE=CF

góc BEN=góc CFM

=>ΔBNE=ΔCMF

=>BN=CM

c: góc IBC=góc NBE

góc ICB=góc MCF

góc NBE=góc MCF
=>góc IBC=góc ICB

=>IB=IC

 

a: Xét ΔABD và ΔACE có 

AB=AC
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

BD=CE
Do đó: ΔABD=ΔACE

Suy ra: AD=AE

Xét ΔBHD vuông tại H và ΔCKE vuông tại K có

BD=CE

\(\widehat{D}=\widehat{E}\)

Do đó: ΔBHD=ΔCKE

b: Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có

AB=AC

\(\widehat{HAB}=\widehat{KAC}\)

Do đó: ΔAHB=ΔAKC

c: Xét ΔADE có 

AH/AD=AK/AE

nên HK//DE
hay HK//BC

a: Xét ΔABD và ΔACE có

AB=AC

góc ABD=góc ACE

BD=CE

=>ΔABD=ΔACE

=>AD=AE

Xét ΔBHD vuông tại H và ΔCKE vuông tại K có

BD=CE

góc D=góc E

=>ΔBHD=ΔCKE

=>BH=CK

b: Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có

AB=AC

BH=CK

=>ΔAHB=ΔAKC

 

a: Xét ΔABD và ΔACE có 

AB=AC

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

BD=CE

Do đó: ΔABD=ΔACE

Suy ra: \(\widehat{D}=\widehat{E}\)

Xét ΔHDB vuông tại H và ΔKEC vuông tại K có 

BD=CE

\(\widehat{D}=\widehat{E}\)

Do đó: ΔHDB=ΔKEC

Suy ra: BH=CK

b: Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có 

AB=AC

BH=CK

Do đó: ΔAHB=ΔAKC

23 tháng 5 2018

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Xét tam giác BHA và ∆CKA có

∠AHB = ∠AKC = 90º

AB = AC ( vì tam giác ABC cân tại A).

∠HAB = ∠KAC ( giả thiết)

Suy ra ΔBHA = ΔCKA (cạnh huyền – góc nhọn), suy ra BH = CK.

28 tháng 3 2022

22 tháng 6 2015

a) vì tam giác ABC cân tại A nên góc ABC= góc ACB
mà góc ABC = góc HBD ( 2 góc đối đỉnh); góc ACB= góc KCE ( 2 góc đối đỉnh)
=> góc HBD= góc KCE
Xét tam giác HBD và tam giác KCE có :
góc DHB= góc EKC(= 90 độ)
BD=CE (gt)
góc HBD= góc KCE (cmt)
=>tam giác HBD = tam giác KCE (cạnh huyền, góc nhọn)
=>HB=KC( 2 cạnh tương ứng)
b)AHB=AKC ??? chưa rõ
mình cứ xét tam giác AHB và tam giác AKC, nếu là góc bạn tự suy ra thêm 1 bước nhé^^
vì tam giác ABC cân tại A nên góc ABC= góc ACB
mà góc ABC+ góc ABH= góc ACB+ góc ACK=180 độ ( 2 góc kề bù)
=>góc ABH=góc ACK
Xét tam giác AHB và tam giác AKC có:
AB=AC (tam giác ABC cân tại A)
góc ABH=góc ACK( Cmt)
HB=KC( Cmt)

22 tháng 6 2015

nếu Nguyễn Nam Cao làm dc thj vẽ hjnh xem

a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABD}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACE}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(Hai góc ở đáy của ΔBAC cân tại A)

nên \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

Xét ΔABD và ΔACE có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)

BD=CE(gt)

Do đó: ΔABD=ΔACE(c-g-c)

Suy ra: AD=AE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔADE có AD=AE(cmt)

nên ΔADE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

b) Xét ΔHBD vuông tại H và ΔKCE vuông tại K có 

BD=CE(gt)

\(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)(ΔADB=ΔAEC)

Do đó: ΔHBD=ΔKCE(cạnh huyền-góc nhọn)

c) Ta có: ΔHBD=ΔKCE(cmt)

nên \(\widehat{HBD}=\widehat{KCE}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{HBD}=\widehat{OBC}\)(hai góc đối đỉnh)

và \(\widehat{KCE}=\widehat{OCB}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)

Xét ΔOBC có \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)

nên ΔOBC cân tại O(Định nghĩa tam giác cân)

20 tháng 2 2021

Chúc học tốt