K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
29 tháng 5

Nhận định trên nói về vùng núi Đông Bắc của nước ta. Đây là vùng núi thấp có hướng vòng cung, trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và chạy dài từ Bắc vào Nam.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 6

Hướng dẫn giải:

Nhận định trên nói về địa hình "đồi núi" của nước ta. Việt Nam có địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và kéo dài từ Bắc vào Nam. Điều này thể hiện qua các dãy núi lớn như dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, dãy Trường Sơn ở miền Trung, và các dãy núi khác trải dài khắp đất nước. Địa hình đồi núi của Việt Nam không chỉ tạo nên cảnh quan thiên nhiên phong phú mà còn ảnh hưởng đến khí hậu, sông ngòi, và điều kiện sinh sống của người dân.

26 tháng 1 2016

a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)

b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta

- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)

- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)

- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .

- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).

            - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)

            - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).

29 tháng 11 2021

Tây Nguyên

29 tháng 11 2021

Tây Nguyên

31 tháng 10 2017

- Cao Bằng

- Hà Nội

- Móng cái

- Hội An

- Cửu Long

2 tháng 11 2017

1.Cao Bằng

2.Hà Nội

3.Móng Cái

4.Hội An

5.Cửu Long

3 tháng 2 2023

Giải thích các hiện tượng:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.

=> Do góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về 2 cực, lượng nhiệt lớn nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực (miền Nam nước ta gần Xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn, càng về miền Bắc lượng nhiệt nhận được càng giảm).

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.

=> Do nhiệt độ giảm theo độ cao (vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có nhiệt độ cao, trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn nhiệt độ thấp hơn rất nhiều).

23 tháng 3 2022

A

24 tháng 2 2021

* Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam:

- Diễn biến:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta.

+ Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

+ Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

+ Quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt.

- Kết quả:

+ Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt.

+ Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

* Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Diễn biến:

+ Từ năm 1978, Trung Quốc cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

+ Sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu.

- Kết quả: Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

28 tháng 5 2018

a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam

- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

24 tháng 9 2018

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

7 tháng 8 2018

Đáp án B