K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5

Bạn tk:

Những giọt mưa rơi nhẹ nhàng, kèm theo là những hơi gió nhè nhẹ vuốt ve qua những cành cây. Trước hiên nhà, một người phụ nữ già đang ngồi đợi, với đôi mắt sâu thẳm nhìn ra xa xăm. Đó là dì Bảy, người luôn ở bên nhà, chăm sóc mọi việc một cách thầm lặng và hiền lành.

Cuộc sống của dì Bảy không phải là một cuộc sống nhiều ồn ào hay những thành tựu rực rỡ, nhưng sự hi sinh và đóng góp của bà trong gia đình lại không thể phủ nhận. Trong bài tản văn "Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà", tác giả Huỳnh Như Phương đã tường thuật về cuộc sống của dì Bảy một cách diệu kỳ và đầy cảm xúc.

Dì Bảy không chỉ là người phụ nữ của gia đình, mà còn là tâm hồn và trụ cột vững chắc của mọi người xung quanh. Mỗi ngày, bà tỏ ra quan tâm và chu đáo với mọi người, không màng đến việc mệt mỏi hay khó khăn của bản thân. Bà là người luôn sẵn sàng hy sinh cho hạnh phúc và an lành của những người thân yêu.

Dì Bảy không cần nhận được sự công nhận hay sự chú ý đặc biệt từ mọi người. Bà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống, và biết rằng những điều nhỏ nhặt đó lại mang lại niềm vui và hạnh phúc lớn lao. Sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy chính là nguồn động viên và cảm hứng cho mọi người xung quanh.

Trước hiên nhà, dì Bảy ngồi đợi, đợi chờ một điều gì đó mà chính bà cũng không thể đặt tên. Nhưng có lẽ, điều đó không quan trọng bằng sự hi sinh và tình yêu thương mà dì Bảy dành cho mọi người trong gia đình. Dì Bảy, một người phụ nữ bình dị nhưng ấm áp và đầy ý nghĩa, đã để lại trong lòng mỗi người một dấu ấn sâu sắc và không thể nào phai mờ.

#hoctot

1 tháng 5

TK:

Mỗi trận chiến đi qua, bên cạnh sự xót thương dành cho những người lính ra trận, những chiến sĩ mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, người ta còn nhớ và cảm thương về nơi hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Một trong số đó phải kể đến nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Như chúng ta đã biết, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được biết đến là người giàu đức hi sinh, thủy chung, nghĩa tình, đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đức tính này của người phụ nữ lại được thể hiện rõ. Ta có thể thấy rõ đều này qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Người phụ nữ Việt Nam hiện nên là một người với tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình được hội tụ trong nhân vật dì Bảy trong truyện. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Không chỉ vậy, dù hoàn cảnh bất hạnh nhưng người phụ nữ vẫn thể hiện đức tính giàu đức hy sinh của mình. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Dì dành cả thanh xuân để chờ đợi và cả cuộc đời cô độc để sống trong tình yêu đã sớm chết của mình.

Người phụ nữ Việt Nam chính là đẹp như vậy, họ thủy chung son sắt và giàu đức hy sinh như vậy. Nó khiến người đọc không khỏi xót xa, nể phục và kính trọng họ. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm. Tác dụng của việc kết hợp đó nhằm bày tỏ sự thương cảm của tác giả đối với người dì của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bày, Đối Diện.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về nhân vật di Bảy, người đã dành cả cuộc đời của mình để chờ đợi chồng trong vô vọng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Thương lắm mùa nước nổi (Diệp Linh)

- Đâu rồi bóng tre (Đỗ Xuân Thu)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Vợ nhặt (Kim Lân)

- Tắt đèn (Ngô Tất Tố)